【bxh bóng đá bỉ】Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Tăng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị

Chuyển đổi số: Cơ hội nâng sức cạnh tranh ngành dịch vụ logistics 5 giải pháp phát triển dịch vụ logistics cho Đồng bằng sông Cửu Long Hoàn thiện chuỗi dịch vụ logistics cho nông sản Việt Nam

Dịch vụ logistics Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao

Ngày 28/6,áttriểnngànhdịchvụlogisticsViệtNamTăngliênkếtnângcaochuỗigiátrịbxh bóng đá bỉ Hiệp hội Logistics Hà Nội (HLNA) phối hợp Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Hội thảo “Logistics thúc đẩy liên kết ngành và nâng cao chuỗi giá trị”. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp, hiệp hội cùng thúc đẩy việc hợp tác, góp phần nâng tầm vị thế doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hội thảo có sự tham dự của đại diện Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp và các hiệp hội như: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA), Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội (HAMI)…

Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Tăng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị
Các diễn giả chia sẻ tại Hội thảo “Logistics thúc đẩy liên kết ngành và nâng cao chuỗi giá trị”

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, cùng với tốc độ tăng trưởng của GDP, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất nhập khẩu, trị giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, trong thời gian vừa qua dịch vụ logistics của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt 14-16%, tỷ lệ 6 doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics đạt khoảng 60-70%, đóng góp khoảng 4-5% GDP.

Còn theo bảng xếp hạng Agility 2022, thị trường logistics Việt Nam được xếp thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nổi toàn cầu. Đặc biệt, Việt Nam hiện là quốc gia đứng đầu trong các nước ASEAN về số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép. Việt Nam hiện có hơn 40.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam phát triển mạnh giúp gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường đa dạng các loại hàng hóa tham gia xuất nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa từ năm 2010 đến nay tăng 4,6 lần, từ 157,1 tỷ USD năm 2010 lên 730,21 tỷ USD tỷ USD năm 2022, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Năm 2022, Việt Nam có 36 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 8 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Thị trường xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt các doanh nghiệp đã tận dụng các FTA để đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường có ký kết FTA.

Bên cạnh hoạt động xuất nhập khẩu, mức bán lẻ hàng hóa trong nước tăng trưởng cũng đòi hỏi nhu cầu dịch vụ logistics phát triển. Tính riêng giai đoạn 2010-2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng hơn 3 lần tư 1.254 nghìn tỷ (2010) lên 3.815 nghìn tỷ (2020) tạo nguồn cầu cho dịch vụ logistics, lưu thông hàng hóa trong nước.

Để đạt được những thành công trên, không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của ngành dịch vụ logistics. Logistics được xác định là một ngành dịch vụ quan trọng trong cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò hỗ trợ, kết nối và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như từng địa phương, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế- ông Trần Thanh Hải khẳng định.

Theo ông Trần Thanh Hải, nếu nền kinh tế là một bộ máy thì có thể ví logistics như dầu bôi trơn cho bộ máy đó vận hành thông suốt, đạt được công suất lớn nhất với chi phí nhiên liệu ít nhất và độ bền cao nhất. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển đồng bộ, nhịp nhàng một khi chuỗi logistics hoạt động liên tục.

Chính vì vậy mà vai trò của logistics ngày càng được đề cao trong nền kinh tế quốc dân, trở thành nhân tố hỗ trợ cho dòng chu chuyển của các giao dịch kinh tế, đồng thời cũng là một hoạt động quan trọng đối với hoạt động kinh doanh hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ- ông Trần Thanh Hải nói.

Đẩy mạnh liên kết, nâng cao sức cạnh tranh

Bên cạnh những kết quả đạt được ngành logistics Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như chưa khai thác hết được lợi thế địa kinh tế và tương xứng với tiềm năng của mỗi địa phương; cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics cũng như sự kết nối giữa hạ tầng thương mại, hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin... cả trong nước và với khu vực còn chưa cao nên hiệu quả hoạt động logistics còn nhiều bất cập. Chi phí dịch vụ còn cao, chất lượng cung cấp một số dịch vụ chưa cao, trong điều kiện thị trường cung cấp dịch vụ của Việt Nam hiện nay có sự cạnh tranh gay gắt.

Phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam: Tăng liên kết, nâng cao chuỗi giá trị
Ký kết MOU giữa Hiệp hội Logistics Hà Nội (HNLA) và Hội Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực TP. Hà Nội (HAMI)

Ông Trần Thanh Hải cho rằng, một trong những nguyên nhân hạn chế sự phát triển của logistics chính là sự thiếu liên kết giữa các bên của chuỗi cung ứng và các bên liên quan của ngành, thể hiện qua tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics ở Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển khác.

Vì vậy, trong thời gian tới, nhằm thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ logistics, bên cạnh những giải pháp căn cơ đã và đang được các cấp, các bên tích cực triển khai thực hiện như hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách môi trường kinh doanh; hoàn thiện kết cấu hạ tầng logistics; tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; phát triển nguồn nhân lực; nâng cao chất lượng của doanh nghiệp dịch vụ logistics; phát triển sản xuất, xuất nhập khẩu tạo nguồn hàng cho ngành dịch vụ logistics… thì một giải pháp cần tập trung triển khai chính là việc củng cố, tăng cường các mối liên kết trong ngành.

Cụ thể, cần tăng cường thực hiện hiện liên kết các vùng kinh tế, gồm liên kết liên vùng và nội vùng trong xây dựng hệ thống logistics; tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý, bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, thực thi cơ chế chính sách về hoạt động logistics và các chính sách hỗ trợ khác; tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp thông qua cầu nối là các hiệp hội

Ngoài ra, tăng cường liên kết giữa các hiệp hội doanh nghiệp về logistics, giữa các doanh nghiệp dịch vụ logistics với nhau, giữa các hiệp hội doanh nghiệp logistics và các hiệp hội ngành hàng, giữa các doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh hợp tác giữa nhà trường - doanh nghiệp trong việc đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ ngành logistics.

Ông Nguyễn Công Cường, Phó Chủ tịch HAMI cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp và bất ổn như hiện nay, lạm phát toàn cầu mặc dù đã hạ nhiệt nhưng vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm và suy giảm nhu cầu tiêu dùng của các đối tác thương mại lớn đã đặt ra cho ngành công nghiệp sản xuất và ngành logistics những thách thức không hề nhỏ.

Chúng ta đều hiểu ngành công nghiệp sản xuất tạo ra các sản phẩm và hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường. Trong khi đó, ngành logistics lại là ngành chịu trách nhiệm vận chuyển và quản lý hàng hóa, đảm bảo sự liên kết giữa nguồn cung ứng và điểm tiêu thụ- ông Nguyễn Công Cường nhấn mạnh, đồng thời chia sẻ, chính điều đó đã tạo ra mối quan hệ đối tác quan trọng giữa hai ngành và đây cũng là tiền đề cho sự hợp tác lâu dài giữa HAMI và HLNA.

Tại hội thảo, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch VASI đã thông tin về những cơ hội của ngành công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử Việt Nam, đó là cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, gia tăng giá trị nội địa để đóng góp nhiều hơn vào chuỗi cung ứng; tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính do điều chỉnh chuỗi cung ứng sau Covid-19; tăng cường thu hút FDI, trước xu hướng dịch chuyển đầu tư và sản xuất sang Việt Nam, tạo cơ hội cho Việt Nam tăng cường thu hút FDI, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử.

Mặt khác, các nước thúc đẩy liên kết kinh tế song phương và khu vực, việc phê chuẩn các hiệp định tự do thế hệ mới CPTPP, EVFTA… diễn ra khẩn trương hơn, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong các ngành công nghệ cao, đặc biệt là điện tử... Trước những cơ hội đó, hoạt động logistics cho chuỗi cung ứng của ngành điện tử cần đảm bảo tính chuyên nghiệp; dịch vụ kịp thời, độ tin cậy, tính đa dạng và phản ứng nhanh.

Thị trường logistics có sự tham gia của hơn 5.000 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics 3PL, trong đó chiếm 89% là doanh nghiệp trong nước, 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia, với các tên tuổi lớn nằm trong danh sách 50 công ty logistics thế giới lớn nhất như: DHL, Kuehne + Nagel, DSV, DB Schenker…