Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn với lĩnh vực tài chính và ngoại giao Tăng trưởng chất lượng - đích đến của thị trường bảo hiểm 2024 Hoàn thiện pháp lý nâng “chất” thị trường bảo hiểm |
Sáng 18/3,ếtchặtthanhtrakiểmtrachấnchỉnhsaiphạmtrongkinhdoanhbảohiểlich thi dau.bong da hom nay tại phiên họp thứ 31 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời chất vấn về nhóm các vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính.
Phát biểu tại Phiên họp, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, 3 năm qua, Bộ Tài chính đã tham mưu Chính phủ điều hành chính sách tài khóa mở rộng, linh hoạt, hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế 3 năm qua luôn ở mức cao.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc phát biểu tại phiên họp |
Về chính sách thu, Bộ Tài chính đã có các đề xuất với Chính phủ, Quốc hội để thực hiện các đợt giảm thuế với tổng giá trị khoảng 200 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, thu ngân sách hàng năm vẫn vượt thu, năm thấp nhất là 8,12%, năm cao nhất đạt 27, 4%.
Cùng với đó, nợ công đầu nhiện kỳ ở mức 41,3% GDP, đến nay đã giảm còn 37% GDP. CPI được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế được giữ vững. Hoạt động thông quan xuất nhập khẩu được nỗ lực kiểm soát hiệu quả, phát hiện kịp thời những sai phạm.
Bên cạnh những vấn đề được giải trình ngay, Bộ trưởng cũng đề nghị với những vấn đề phát sinh trong thực tiễn, cần nghiên cứu thì xin được trả lời đại biểu Quốc hội bằng văn bản. “Với tinh thần trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Nhân dân, Bộ Tài chính sẽ nỗ lực hoàn thành trách nhiệm trong phiên chất vấn, tiếp thu những ý kiến mới, những đề nghị phát sinh từ thực tiễn để hoàn thiện tốt hơn cơ sở pháp lý, quản lý điều hành chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước” - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc khẳng định. |
Khẳng định những nỗ lực của Bộ Tài chính, tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nêu rõ trong quá trình nền kinh tế đang phát triển, luật pháp đang hoàn thiện, quy trình quản lý vẫn còn một số kẽ hở, còn những sai sót, sai phạm. Do đó, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc bày tỏ mong muốn được nghe ý kiến đóng góp của các đại biểu Quốc hội, đồng thời Bộ trưởng cũng sẽ có những giải trình, tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính.
Đầu phiên phần chất vấn, nhiều đại biểu đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Tài chính về lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm như giải pháp đảm bảo chất lượng trong mua bán hợp đồng bảo hiểm; hiện tượng chèo kéo, ép buộc khách hàng mua bảo hiểm; giải pháp ngăn chặn sai phạm trong bán bảo hiểm thông qua ngân hàng…
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, các hành vi chèo kéo trong bán bảo hiểm là hành vi của các nhân viên bảo hiểm, công ty bảo hiểm. Về mặt quản lý, luật nghiêm cấm việc các cán bộ bảo hiểm tư vấn sai, tranh giành, lôi kéo, dùng các thủ đoạn lợi dụng những người chưa có nhận thức cao để bán bảo hiểm.
Bộ Tài chính đã thực hiện kiểm tra, thanh tra khi có khiếu nại, xử phạt nghiêm minh, chuyển cho cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu sai phạm để cơ quan có thẩm quyền xử lý. Về hợp đồng bảo hiểm, trước đây, có những hợp đồng kéo dài hàng chục trang, gây sơ hở trong nắm bắt thông tin, gây thiệt hại cho người tham gia bảo hiểm.
Tuy nhiên, khi sửa đổi Luật Kinh doanh bảo hiểm, cơ quan soạn thảo đã dành một chương cho hợp đồng bảo hiểm để đảm bảo hợp đồng bảo hiểm gọn hơn, rõ hơn, chặt chẽ hơn. Đồng thời cũng có quy định, trong vòng 21 ngày, nếu phát hiện hợp đồng bảo hiểm có sai sót thì người tham gia bảo hiểm có quyền yêu cầu nhận lại tiền, công ty bảo hiểm phải trả lại cho người tham gia bảo hiểm.
Về câu hỏi của đại biểu liên quan đến trách nhiệm tư vấn không rõ ràng trong quá trình mua bán bảo hiểm, Bộ trưởng khẳng định, nguyên nhân chủ yếu là do người tư vấn tư vấn không rõ ràng cho người dân. Tuy nhiên, với trách nhiệm gián tiếp của Bộ Tài chính là cơ quan cấp phép và kiểm tra các công ty bảo hiểm, Bộ đã và đang tiến hành kiểm tra quy chế nội bộ, văn hóa ứng xử trong các công ty.
Nếu nhận khiếu nại, tố cáo của người dân, Bộ sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra các hoạt động quản lý nhân viên tại các công ty. Đối với quy trình đào tạo tư vấn, Bộ trưởng khẳng định quy trình này cũng luôn được cập nhật, đổi mới theo đúng quy định của pháp luật.
Đại biểu Nguyễn Thị Hà đặt câu hỏi về giải pháp ngăn chăn sai phạm trong việc bán sản phẩm nhân thọ thông qua ngân hàng. |
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, hiện có 19 công ty bảo hiểm nhân thọ, trong đó có 2 công ty bảo hiểm trong nước và 17 công ty bảo hiểm liên doanh và nước ngoài. Việc hoạt động chủ yếu do đại lý và nhân viên ở trong nước thực hiện. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện, vai trò thanh tra, kiểm tra còn thiếu về định hướng, quản lý dẫn tới tình trạng nhân viên tư vấn sai, ảnh hưởng đến quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Vì vậy, Bộ Tài chính xây dựng quy trình thanh tra kiểm tra để đảm bảo đúng quy định...
Liên quan đến câu hỏi của đại biểu về giải quyết chi bồi thường bảo hiểm thiệt hại cho bên thứ ba, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay, quy định về việc bồi thường đã được nêu rõ trong Luật Bảo hiểm năm 2023. Khi việc thực hiện bồi thường thiệt hại bị chậm hoặc có dấu hiệu cố tình kéo dài, gây ra tranh chấp hiện có hai kênh giải quyết. Đó là gọi đến Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, là cơ quan có trách nhiệm giải quyết trong phạm vi phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Thứ hai, nếu có dấu hiệu lừa đảo hình sự sẽ được xử lý qua cơ quan điều tra hình sự.
Về phía mình, Bộ Tài chính đã chỉ đạo các công ty bảo hiểm thực hiện vấn đề này một cách nghiêm túc. Công ty bảo hiểm nào dây dưa, không chi trả bảo hiểm thì Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm của Bộ Tài chính sẽ tổ chức thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại theo quy định, Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định.
Về vấn đề bảo hiểm xe máy, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian qua, tình hình tai nạn xe máy diễn ra phức tạp, chiếm 63% các vụ tai nạn, nên việc bảo hiểm xe máy bắt buộc là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của người dân. Cùng với đó, đối với người tham gia bảo hiểm xe máy, số tiền nộp thì thấp, 55.000 đồng, còn số tiền được chi trả có thể lên đến 150 triệu đồng, do đó đây là hình thức bảo hiểm phù hợp cho đối tượng yếu thế. Đối với việc số hóa hoạt động bảo hiểm này, Bộ Tài chính đã tập trung chỉ đạo để các doanh nghiệp bảo hiểm xây dựng hoàn thiện các cơ sở dữ liệu, số hóa, thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập hồ sơ, xác nhận thông tin qua hình thức điện tử để phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế. |