88Point

Rượu ngoại nhập lậu do Hải quan Quảng Ninh bắt giữ (ảnh tư liệu). Ảnh: T.Bình. Nâng vai trò người đ lịch bóng cup c1

【lịch bóng cup c1】Tăng thẩm quyền cho lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại

tang tham quyen cho luc luong chong buon lau gian lan thuong mai

Rượu ngoại nhập lậu do Hải quan Quảng Ninh bắt giữ (ảnh tư liệu). Ảnh: T.Bình.

Nâng vai trò người đứng đầu

Điểm mới dễ nhận thấy đầu tiên chính là vai trò của người đứng đầu Ban chỉ đạo quốc gia đã có sự thay đổi theo hướng nâng lên một tầm mới. Cụ thể, Trưởng Ban chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Trưởng ban Thường trực là Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Phó trưởng ban khác là Bộ trưởng Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng, Thứ trưởng Bộ Công an và các ủy viên là lãnh đạo thuộc một số Bộ, ngành.

Trước đây, theo Quyết định 127/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 28/2008/QĐ-TTg năm 2008, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia là Bộ trưởng Bộ Công Thương (trước năm 2008 là Bộ trưởng Bộ Thương mại).

Rõ ràng, với sự bổ sung một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban và 2 Bộ trưởng cùng một số Thứ trưởng các Bộ Quốc phòng, Công an làm Phó Trưởng ban cho thấy sự nhìn nhận, đánh giá của Chính phủ đối với công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ngày càng quan trọng và được nâng lên một bước.

Điểm mới nữa trong Quyết định 389 là việc Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo (theo Quyết định 389 gọi là Văn phòng Ban chỉ đạo quốc gia) được chuyển từ Cục Quản lí thị trường (Bộ Công Thương) sang đặt tại Bộ Tài chính.

Tăng thẩm quyền

Theo Quyết định 389/QĐ-TTg, Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả có nhiệm vụ, quyền hạn rộng hơn trước (trước đây chỉ có 4 nhiệm vụ, quyền hạn). Đó là:

Thứ nhất, xây dựng chiến lược, kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong từng thời kì. Chỉ đạo, kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn các Bộ ngành và các địa phương thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thứ hai, chỉ đạo việc phối hợp giữa các cơ quan và các lực lượng chức năng phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn, xử lí các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nghiêm trọng, có tổ chức.

Thứ ba, chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thứ tư, thành lập các đoàn liên ngành để kiểm tra việc xử lí các vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lớn; kiểm tra tình hình chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại một số địa bàn trọng điểm.

Thứ năm, thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thứ sáu, đề nghị khen thưởng đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Chỉ đạo xử lí tập thể, cá nhân có dấu hiệu bao che, bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thứ bảy, tiến hành tổng kết, đánh giá công tác định kì và theo chuyên đề; báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thứ tám, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan thông tấn, báo chí xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Thứ chín, thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.

Đặc biệt, vài trò của Ban chỉ đạo quốc gia trước chủ yếu mang tính theo dõi, đôn đốc thì nay đã tăng sự chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chống buôn lậu. Đồng thời thêm cả chức năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan trọng này…

Với Quyết định 389, vai trò, thẩm quyền của lực lượng chống buôn lậu đã được nâng lên một bước mới, điều mà người dân và dư luận đang kì vọng và trông chờ Ban chỉ đạo sẽ phát huy vài trò, quyền hạn của mình để công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đạt hiệu quả cao nhất.

T.Bình

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap