您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【kq bóng đá việt nam】Một cây lúa, thừa hàng nghìn loại thuốc bảo vệ thực vật

88Point2025-01-24 22:57:38【Ngoại Hạng Anh】2人已围观

简介Ngành nông nghiệp phấn đấu đến năm 2020, rút ngắn 30% số lượng tên thương phẩm trong Danh mục thuốc kq bóng đá việt nam

mot cay lua thua hang nghin loai thuoc bao ve thuc vat

Ngành nông nghiệp phấn đấu đến năm 2020, rút ngắn 30% số lượng tên thương phẩm trong Danh mục thuốc BVTV. Nguồn: Internet

Theo thông tin tại Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật – Định hướng và lộ trình thực hiện” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức hôm nay 18/10, thống kê cho thấy, chỉ tính riêng trên cây lúa đã có tới 3.321 loại thuốc BVTV; đối với rau cũng có 260 sản phẩm thuốc BVTV. Các loại cây lấy quả như điều, hồ tiêu, cà phê cũng phải chịu tới hàng chục loại thuốc BVTV/giống cây.

Ông Hoàng Trung-Cục trưởng Cục BVTV đánh giá: Với cây lúa, nếu loại bỏ tới 2.000 loại thuốc vẫn không bị ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc. Thực tế, việc loại bỏ bớt các nhóm thuốc BVTV là hoàn toàn cần thiết.

Ông Nguyễn Vinh Hà- Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đánh giá: Hiện nay, có 4 thách thức đặt ra trong quản lý thuốc BVTV. Thứ nhất, một số quy định về quản lý, kinh doanh và sản xuất thuốc BVTV đã bắt đầu lỗi thời, chưa phù hợp yêu cầu thực tiễn. Việc kiểm soát tốt toàn bộ quá trình tồn dư thuốc BVTV trên nông sản chưa hoàn toàn làm được.

Thứ hai, danh mục thuốc BVTV hiện nay cũng hơi mất cân đối, chủ yếu là thuốc BVTV gắn với cây lương thực, trong đó cây lúa là chính còn các cây khác chưa được chú ý.

Thứ ba,vấn đề chính sách ưu tiên chưa rõ ràng, chưa hiệu quả đối với các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sản xuất hay sử dụng thuốc BVTV có nồng độ sinh học thế hệ mới.

Thứ tư,hiện nay Việt Nam chưa có quy trình sử dụng thuốc BVTV sinh học với sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

Ông Trung cũng khẳng định: Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý thuốc BVTV đã bộc lộ một số thách thức, cho phép đối tượng đăng ký thuốc BVTV quá rộng, quá trình gia hạn chưa thực sự rõ ràng; chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm sinh học chưa đủ mạnh.

“Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, phát sinh nhiều loại dịch hại mới, chưa có thuốc phòng trừ, càng cần có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, chặt chẽ để quản lý sản xuất hiệu quả”, ông Trung nói.

Trên thực tế, để ngày càng quản lý tốt hơn việc sử dụng thuốc BVTV, cuối tháng 8 vừa qua, Bộ NNPTNT đã loại bỏ 4 loại hóa chất khỏi danh mục sử dụng, gồm Acephate, Diazinon, Thalathion, Zine phosphide.

Nhằm tiến tới một ngành nông nghiệp sạch, trên cơ sở loại bỏ những hoạt chất gây hại, ngành nông nghiệp phấn đấu đến năm 2020, rút ngắn 30% số lượng tên thương phẩm trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam; tăng 30% lượng thuốc BVTV sinh học được đăng ký và sử dụng.

Ông Trung nhấn mạnh, thời gian tới, Cục BVTV sẽ tiếp tục kiểm soát chặt chẽ các khâu, giám sát quá trình khảo nghiệm để đảm bảo những sản phẩm được đưa vào danh mục đảm bảo chất lượng tốt, ít ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.

Đứng từ góc độ doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Lộc Trời cho rằng: Dù phải đối mặt với nhiều thách thức nhưng việc loại bỏ 30% các loại thuốc BVTV độc hại là cần thiết.

Xung quanh vấn đề này, bà Lê Thị Khánh Hòa, Giám đốc Quản trị bền vững Công ty Syngenta Việt Nam, Trưởng nhóm truyền thông Croplife Việt Nam nêu quan điểm: Để một loại thuốc đưa ra thị trường, các doanh nghiệp cần 11 năm nghiên cứu và 283 triệu USD. Các doanh nghiệp sẵn sàng loại bỏ những loại thuốc độc hại nhưng vẫn cần một hành lang pháp lý ổn định, đúng thông lệ quốc tế để tránh rủi ro.

很赞哦!(1232)