【kết quả trận paderborn】Không có lương hưu, người cao tuổi chật vật mưu sinh
Nhân viên BHXH tỉnh tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện để về già có lương hưu |
Không có nguồn thu nhập ổn định cũng không có lương hưu hàng tháng nên bà Lê Thị Liễu, trú tại phường Trường An, TP. Huế ngày nắng cũng như ngày mưa phải lam lũ mưu sinh trên vỉa hè đường Phan Bội Châu để bán trái cây phục vụ khách qua đường. 85 tuổi, song chỉ những lúc ốm đau, bà Liễu mới vắng buổi chợ, còn lại phải đều đặn dầm mưa, dãi nắng để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Bà Liễu chia sẻ: “Con cháu đứa nào cũng khổ, nên ráng đi bán có thêm chút tiền mua mớ rau, con cá cho qua ngày. Ngoài tiền chợ, còn phải chi thêm các khoản cưới hỏi, kỵ giỗ và thuốc thang nên nghỉ ngày nào là lo ngày đó”.
Cũng như bà Liễu, 2 vợ chồng ông Nguyễn Tấn Hùng trú tại phường Thủy Xuân, TP. Huế cũng vất vả mưu sinh bởi mỗi tháng, 2 ông bà chỉ nhận được nguồn trợ cấp dành cho NCT của Nhà nước với mức 360 ngàn đồng/người, không đủ để trang trải cuộc sống. Trên 80 tuổi, hằng ngày ông Hùng vẫn miệt mài làm đất để trồng rau, nuôi gà; còn vợ gánh rau củ ra chợ bán kiếm tiền. “Vợ chồng ông có hai người con gái đã lập gia đình và ở riêng, nhưng vì hoàn cảnh khó khăn không đỡ đần được cha mẹ nên hàng ngày để trang trải cuộc sống và dành dụm chút tiền phòng khi đau ốm, ông bà phải lao động. Dù sức yếu nhưng gắng làm được ngày nào hay ngày đó”, ông Hùng chia sẻ.
Toàn tỉnh hiện có hơn 183 ngàn NCT, chiếm 15% dân số toàn tỉnh. Trong đó, mới chỉ có hơn 33 ngàn người có lương hưu, số còn lại ngoại trừ những người có điều kiện, kinh tế khá giả thì đa phần phải tự lao động kiếm sống hoặc phụ thuộc vào con cháu và trông chờ vào nguồn trợ cấp hàng tháng của Nhà nước.
Chế độ hưu trí là cốt lõi của chính sách BHXH nhằm đảm bảo an sinh lâu dài cho người lao động khi hết tuổi lao động. Lương hưu sẽ giúp người lao động khi về già vơi đi nhiều nỗi lo về tiền bạc, đây được xem là nguồn thu nhập ổn định nhất giúp người lao động yên tâm dưỡng già, bảo đảm cuộc sống tốt hơn mà không phụ thuộc vào con cháu.
Để giúp người lao động hưởng lương hưu khi về già, thời gian qua Nhà nước đã hỗ trợ một phần tiền đóng BHXH đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện. Theo đó, mức hỗ trợ của ngân sách nhà nước theo mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn theo 3 mức tương ứng với 3 nhóm đối tượng (30% đối với hộ nghèo; 25% đối với hộ cận nghèo; 10% đối với tất cả các đối tượng còn lại). Để bảo đảm an sinh xã hội, hướng tới bao phủ toàn dân, ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước, BHXH tỉnh cũng đã đề xuất HĐND tỉnh xem xét thêm các chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo đối với lĩnh vực tham gia BHXH tự nguyện, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước khi phải bảo đảm trợ cấp hưu trí xã hội cho người dân không có lương hưu.
Theo đó, khi tham gia BHXH tự nguyện người lao động tự do được thụ hưởng nhiều chế độ, như được hưởng lương hưu hằng tháng để có nguồn thu nhập ổn định khi hết tuổi lao động, được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi về già, đồng thời thân nhân được hưởng chế độ tử tuất nếu người tham gia qua đời nên hiện BHXH tỉnh đang đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động người dân tham gia BHXH tự nguyện nhằm tích lũy, hưởng lương hưu khi về già.