La liga

【trận đấu club américa】Tìm lại bình yên

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhà cái uy tín   来源:La liga  查看:  评论:0
内容摘要:BP -Mới mồng sáu tết Nguyên đán Bính Thân, d trận đấu club américa

BP - Mới mồng sáu tết Nguyên đán Bính Thân,trận đấu club américa dì tôi đã cho con sang mời vợ chồng tôi đến ăn cơm đầu năm, cũng là bữa cơm chia tay để con Dung, thằng Hùng rời làng “Nam tiến”. Khi tôi lớn lên, làng tôi vẫn còn những con đường nhỏ với sống gạch ken dày. Cuối làng có cây đa với những chiếc rễ to tướng cuộn trên mặt đất như đàn trăn và mái đình rêu phong là nơi lũ trẻ con thường tổ chức các trò chơi trong những đêm trăng sáng. Nghe nói ngày xưa, trai gái làng tôi khi kết đôi phải nộp cho làng một số gạch, gọi là nộp “cheo” - một tục lệ mang ý nghĩa cộng đồng cao đẹp và làm ấm lòng người.

Những con đường ken gạch cổ từ lâu không còn nữa. Từ ngày quốc lộ 1A đoạn chạy qua xã được nâng cấp thành đường cao tốc và con đường chính lát gạch chạy qua làng được gỡ lên, mở rộng và tráng nhựa, nối thông với quốc lộ 1A thì số người chết vì tai nạn giao thông trong làng bỗng tăng lên chóng mặt, mà phần lớn đều là thanh niên trai tráng. Thế là người già phải chôn cất người trẻ. Con lộ được mở rộng và tráng nhựa phẳng lì giúp người dân đi lại thuận tiện, nhanh chóng hơn nhưng nó cũng làm cho đám thanh, thiếu niên rời bỏ làng lên thành phố, vào Nam ra Bắc nhiều hơn.

Đồng đất quê tôi không phải “bờ xôi ruộng mật” nhưng nhờ cây lúa, củ khoai cũng đã nuôi dưỡng bao thế hệ. Những năm gần đây, trên con đường đô thị hóa nông thôn, phần lớn đất trồng lúa, trồng khoai của làng đã được quy hoạch làm công nghiệp. Lĩnh tiền đền bù xong, người ta thi nhau đập nhà cũ xây nhà mới, mua xe máy, mở quán cơm, quán karaoke. Thì còn biết làm gì nữa. Người dân chờ đợi khi các khu công nghiệp bắt đầu hoạt động, tất cả thanh niên trong làng sẽ được đón vào làm công nhân như lời hứa của chủ dự án lúc thực hiện giải tỏa đền bù.

Như mọi nhà trong làng, lĩnh một cục tiền đền bù xong, dì tôi cũng sắm cho thằng lớn chiếc xe honda Trung Quốc với ý định cho nó chạy xe ôm. Nhưng bởi nhà nào cũng đã có vài xe máy nên chẳng ai cần. Buồn vì không có việc làm, nó la cà uống rượu rồi bị té xe, gãy chân phải nằm một chỗ. Đứa em gái được chia mấy chỉ vàng, đánh chiếc dây chuyền đeo tòng teng ở cổ rồi đi phụ quán cơm với mức lương triệu rưỡi mỗi tháng. Thằng út chung vốn đi “đánh” hàng lậu với đám bạn, bị công an “hốt” một mẻ. Hết vốn, giờ nó đi làm phụ hồ cho mấy nhà máy đang xây dựng trong khu công nghiệp. Hỏi dì sao không xin cho mấy đứa vào làm công nhân như chủ dự án hứa? Dì buồn bã nói vì đám thanh niên trong làng chỉ học hết cấp hai nên không sử dụng công nghệ cao được. Ngày giải tỏa, nghe người ta hứa hẹn, dì hào hứng bứng mồ mả ông bà và vận động nhiều người dời về khu tái định cư để giao mặt bằng cho chủ dự án. Dì mơ tưởng đến một ngày, những đứa con của dì mặc bảo hộ lao động như thường thấy trên tivi, hớn hở mang lương tháng về đưa cho dì, chấm dứt cảnh chân lấm tay bùn. Nhưng giờ tiền đã hết, con thì đứa tật nguyền, đứa khỏe mạnh thì không còn ruộng để làm. Thôi đành để chị em thằng út chân tay khỏe mạnh vào Nam tìm việc làm vậy. Cả làng này, nhà nào giờ cũng thế. Chỉ hôm nay ngày mai là đám thanh niên giao con cái lại cho ông bà để khăn gói vào Nam tìm việc hết. Tôi tự hỏi không biết trong những ngôi nhà đóng cửa im ỉm kia, có biết bao gia đình đã tan vỡ vì người ra đi tìm việc đã không trở về hoặc trở về nhưng mang theo những tệ nạn thị thành!?

Chợt thấy ngôi làng tuổi thơ - nơi tôi thi thoảng trở về đang bị lung lay tận gốc. Không có bão nhưng làng xơ xác vì thiếu những bàn tay trai tráng. Không biết trên đất nước này, còn biết bao ngôi làng như thế. Những nơi chốn bình yên một thuở nhưng giờ chính nó cũng đang phải đi tìm lại sự bình yên!

 L.T

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap