您现在的位置是:88Point > Ngoại Hạng Anh

【bdtt hôm nay】Shark Phú: Doanh nghiệp có uy tín thì sẽ có tiền

88Point2025-01-12 13:15:14【Ngoại Hạng Anh】8人已围观

简介Shark Phú: Doanh nghiệp có uy tín thì sẽ có tiềnTrung Hiếu12:15 22/02/2023Ô bdtt hôm nay

Shark Phú: Doanh nghiệp có uy tín thì sẽ có tiền

Trung Hiếu

Ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch HĐQT Sunhouse chia sẻ,úDoanhnghiệpcóuytínthìsẽcótiềbdtt hôm nay chìa khóa để doanh nghiệp ổn định, bất kể khi khó khăn hay thuận lợi, là quản trị doanh nghiệp, con người, dòng tiền... Về bản chất, doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh chính là những doanh nghiệp sử dụng năng lực có hiệu quả nhất.

Bài học từ câu chuyện cho bạn vay 24 năm chưa trả

Ông Nguyễn Xuân Phú- Chủ tịch HĐQT Sunhouse đã chia sẻ câu chuyện chữ tín khi đi vay trong lúc đưa ra lời khuyên tận dụng nguồn lực cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs).

Tại tọa đàm “Kinh tế 2023 - Nhận diện và Hành động của Doanh nhân trẻ” do Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nộitổ chức mới đây, ông Nguyễn Xuân Phú cho biết, ông khởi nghiệp năm 1999. Khi ấy, ông có 30 triệu, cho bạn vay 10 triệu nên chỉ còn 20 triệu khởi nghiệp. Người bạn ấy đến giờ vẫn không trả tiền.

Chia sẻ kinh nghiệm tận dụng nguồn lực cho doanh nghiệp nhỏ, ông Phú cho rằng khi doanh nghiệp nhỏ cần lưu ý 2 điểm: Một là phải tự làm, cố gắng tiết kiệm nhất có thể. Người ta lãi 10 đồng thì mình phải lãi gấp 3. Tiết kiệm mọi chi phí có thể, ví như khi doanh nghiệp nhỏ, người chủ có thể quản trị bằng mắt, thay vì bằng quy trình. Khi ấy, có lãi phải lập tức tích vào vốn, bởi doanh nghiệp nhỏ rất khó tiếp cận vốn vay ngân hàng. Khi bắt đầu có lời, bắt đầu chia sẻ với những người thân cận nhất để họ có lòng tin, từ đó vay vốn từ họ.

“Đầu tiên tôi vay của mẹ vợ 70 triệu để đủ tiền nhập công hàng đầu tiên”, vị cá mập của Shark Tank Việt Namtiết lộ.

Khi công ty dần phát triển, vẫn chưa đủ điều kiện vay ngân hàng thì ông Phú bắt đầu nhập ủy thác, ông gọi là hình thức “mượn vốn” từ bên ngoài. Và đến bước phát triển tiếp theo mới là tiếp cận vốn ngân hàng.

“Đấy là cách huy động vốn chân thực nhất và nhanh nhất với SMEs. Đầu tiên phải tự lực cánh sinh chứng minh mô hình kinh doanh hiệu quả, khi đã chứng minh được thì chia sẻ cho người khác mình mới có cơ hội vay. Và chỉ khi mô hình hoạt động mới có tiền để hoàn trả người ta, để giữ uy tín”.

“Còn kinh nghiệm của tôi thì tất cả người tôi giúp, ngay cả doanh nghiệp trẻ, những người vay tôi, chưa ai trả tôi hết tiền. Đấy là sự thật”, ông Phú chia sẻ.

Ông cũng tiết lộ, khi cho vay lần đầu bao giờ người ta cũng cho vay ít để thử lòng người, nhưng ngay lần đầu vay, các bạn đã không trả đúng hẹn, không giữ chữ tín thì không thể huy động thêm được.

“Cuộc đời này tôi chả tin ông nào cả. Chúng ta tin thì khi mất lòng tin đau khổ lắm, đau khổ hơn mất tiền, cho nên quan điểm của tôi khi cho vay thì xác định là mất. Người ta trả hay không tôi không quan tâm thì mới ngủ ngon được”, ông Phú nói.

“Và nếu mất, phải nhận được giá trị vô hình nào đó lớn hơn, thì tôi chơi. Đó là cách nhẹ nhàng để chúng ta vẫn cười tươi, mất tiền vẫn vui như Tết, không có gì phải đau đầu”.

Năng lực cạnh tranh chính là sử dụng năng lực hiệu quả nhất

Cùng với những khuyến nghị trên, ông Phú cho rằng, chìa khóa để doanh nghiệp ổn định, bất kể khi khó khăn hay thuận lợi, là quản trị doanh nghiệp, là quản trị con người, quản trị dòng tiền... Về bản chất, doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh chính là những doanh nghiệp sử dụng năng lực có hiệu quả nhất.

“Trong lúc này, với các doanh nghiệp nhỏ, câu hỏi là làm thế nào để có tiền mới là quan trọng trong lúc này, làm sao vay được ngân hàng, bạn bè...  Câu trả lời là uy tín. Doanh nghiệp có uy tín thì sẽ có tiền. Khi khó khăn mà vẫn tiếp cận được tiền thì mọi việc có thể giải quyết hết”, ông Phú thẳng thắn.

Nhận định về tình hình chung, Shark Phúdự báo, giai đoạn hiện tại giống hết tình hình kinh tế Việt Nam những năm 2011 - 2012, nhưng đợt này khó khăn sẽ kéo dài hơn vì lần này khó khăn không chỉ của Việt Nam mà là khủng hoảng toàn cầu.

“Tôi dự đoán, tình hình khó khăn nhất sẽ rơi vào khoảng từ quý I đến quý II/2023, lĩnh vực bất động sản lùi sâu hơn, sau đó đến ngân hàng. Vì đáy khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ là thời điểm Fed ngừng tăng lãi suất. Kinh tế Việt Nam sẽ đi sau khoảng 3 - 6 tháng, nên khả năng 2024 - 2025 mới bắt quá trình đi lên, giống như 2 năm 2014 - 2015 của chu kỳ trước”, ông Phú nhận định.