【đá banh hôm qua】Sát với doanh nghiệp
Đề xuất nới lỏng tiêu chí vay gói 16.000 tỷ đồng trả lương cho người lao động | |
NHNN nói về việc chưa có doanh nghiệp nào vay được gói 16.000 tỷ đồng trả lương cho người lao động | |
Gói 16.000 tỷ đồng hỗ trợ trả lương người lao động: Doanh nghiệp than khó | |
Chưa doanh nghiệp nào vay được gói 16.000 tỷ đồng để trả lương người lao động | |
Doanh nghiệp cần cảnh giác với C/O giả |
Tinh thần,átvớidoanhnghiệđá banh hôm qua chủ trương khá tốt, song quá trình thực hiện lại không ít gian nan. Tại hội nghị Chính phủ với các địa phương đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm mới đây, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã thừa nhận, triển khai gói hỗ trợ nêu trên đang khó thực hiện do tiêu chí đặt ra quá cao.
Khảo sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về nguyên nhân đến nay chưa có DN nào được vay từ gói 16.000 tỷ đồng đã chỉ ra mấu chốt do phải chứng minh tài chính khiến DN e ngại “vạch áo cho người xem lưng”, bị ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu đối với bạn hàng. DN không dám lập hồ sơ đề nghị vay vốn mà quay ra xác nhận các chế độ hỗ trợ khác cho người lao động.
Suốt thời gian qua, không ít lần tiếp xúc với DN trong nhiều lĩnh vực, lời chia sẻ gan ruột mà phóng viên nghe được đều là không DN nào chịu nằm yên chờ chết để được hỗ trợ. Thực tế, với tiêu chí của gói vay trả lương lãi suất 0%, chỉ những DN thực sự nằm “đắp chiếu” mới đủ điều kiện được vay.
Điểm đáng chú ý là, tại hội nghị nêu trên, khi Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề nghị Chính phủ bỏ tiêu chí DN không có nguồn thu mới được vay gói 16.000 tỷ đồng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ngay lập tức đồng ý hạ các tiêu chí để DN tiếp cận nguồn vốn ưu đãi trả lương cho người lao động.
Nhiều doanh nghiệp mong muốn tiếp cận nguồn vốn ưu đãi để duy trì sản xuất, kinh doanh |
Hiện nay, dù Covid-19 đã dần được kiểm soát tốt hơn, song không ít DN vẫn đang đối mặt những khó khăn chồng chất. Vì vậy, việc các bộ, ngành chịu khó lắng nghe ý kiến, phản hồi của DN, đặc biệt là người đứng đầu Chính phủ quyết đoán, nhanh chóng đưa ra quyết định tháo gỡ "nút thắt" khó khăn cho DN là những động thái rất rõ ràng cho thấy một bộ máy hành động, sẵn sàng đồng hành cùng DN.
Tuy nhiên, cũng phải nói thêm rằng, sau sự điều chỉnh, đổi thay kể trên, quan trọng nhất vẫn là chính sách thực sự đi vào cuộc sống như thế nào. Tiếp sau yếu tố quyết liệt của Chính phủ vẫn cần sự đôn đốc rốt ráo, giám sát chặt chẽ ở khâu triển khai kế tiếp để sự giúp đỡ, hỗ trợ đến nhanh, đến đúng nơi cần đến.