【ket qua bong da bo dao nha】Gom điểm, sáp nhập để ổn định, hiệu quả lâu dài

Gom điểm,điểmspnhậpđểổnđịnhhiệuquảket qua bong da bo dao nha sáp nhập trường lớp, xóa điểm lẻ là chủ trương lớn của Hậu Giang, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hướng đến mục tiêu phát triển ổn định, hiệu quả lâu dài.

Gom điểm phụ về điểm chính, học sinh Trường Tiểu học Vị Thắng 2, huyện Vị Thủy, có điều kiện học tập tốt hơn.

Hiệu quả từ việc sáp nhập

Ông Phạm Văn Út, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vị Trung 2, huyện Vị Thủy, cho biết: “Trước khi gom 2 điểm phụ về điểm chính, mỗi năm trường phải hợp đồng 7-8 giáo viên, việc quản lý giờ giấc, chất lượng giờ dạy của giáo viên và các điều kiện học tập tại điểm phụ rất hạn chế và mất nhiều thời gian. Việc gom điểm phụ giúp tập trung nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn, hướng đến xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào năm học 2019-2020”. Năm học 2018-2019, Trường Tiểu học Vị Trung 2 có tổng số 236 học sinh với 13 lớp học. Những năm học trước, trường có đến 3 điểm phụ, đến năm học 2018-2019 vừa rồi, nhờ gom lại nên Trường Tiểu học Vị Trung 2 chỉ còn duy nhất 1 điểm phụ và 1 điểm chính. Việc gom 1 điểm phụ về điểm trường chính và giao lại 1 điểm phụ ở ấp 4 cho Trường Tiểu học Vị Trung 4 đã giúp nhà trường không còn lo thiếu giáo viên, tập trung hơn cho việc nâng cao chất lượng dạy và học. Kết thúc năm học 2018-2019, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình học đạt hơn 99%.

Là một trong các trường đi đầu trong việc gom học sinh điểm phụ về điểm chính, Trường Tiểu học Vị Thắng 2 đã có cách làm chủ động khi tạo được sự đồng thuận trong phụ huynh học sinh. Ông Nguyễn Tuấn Anh, phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Vị Thắng 2, huyện Vị Thủy, bộc bạch: “Trong hè, ban giám hiệu, giáo viên đã có phổ biến và chia sẻ những thuận lợi khi về học trường chính. Học tại điểm chính tôi thấy có nhiều cái lợi như: cơ sở vật chất tốt hơn, con có điều kiện học Anh văn, giao lưu với nhiều bạn bè hơn... nên đồng ý đưa con về đây học. Kết thúc năm học rồi, tôi thấy năng lực học tập của con khá tốt nên rất mừng”. Em Huỳnh Thị Cẩm Tiên: “Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Vị Thắng 2, chia sẻ: “Hồi trước, em học tại điểm phụ ở ấp 10, rất gần nhà chỉ cần đi bộ chút là tới, dời về điểm chính tuy hơi xa hơn nhưng bù lại em được thầy cô tặng xe đạp, học tại điểm trường chính rất vui, nhiều bạn chơi với em. Trường lớp rất đẹp, điều kiện học tập cũng tốt hơn nên em rất thích học tại trường”.

Số lượng học sinh học tập tại điểm phụ mỗi năm một ít, đây cũng là lý do để Trường Tiểu học Hòa Mỹ 1, huyện Phụng Hiệp, gom 1 điểm phụ của trường về điểm chính. Ông Trần Văn Bính, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hòa Mỹ 1, cho biết: “Năm học 2017-2018, trường đã gom lại được 1 điểm phụ về điểm chính. Việc làm này, vừa giúp nhà trường dễ quản lý học sinh, theo sát quá trình học tập của các em mà còn tạo điều kiện để chúng tôi có thể nâng cao chất lượng học tập cho học sinh”. Năm học 2018-2019, Trường Tiểu học Hòa Mỹ 1, chỉ còn 1 điểm chính và 1 điểm phụ với 425 học sinh đang theo học.

Khó trong “thay cũ, đổi mới”

Bà Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, chia sẻ: “Tuy điều kiện giao thông đi lại đã khá thuận lợi, nhưng vẫn còn một số điểm trường ở vùng sâu, sông ngòi nhiều như huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy, rất khó gom điểm lại. Có nhiều nguyên nhân khách quan phải giữ lại các điểm phụ này để tạo điều kiện cho học sinh đến trường, ngăn dòng bỏ học. Giải pháp của ngành là ở các điểm phụ chưa thể gom lại trong thời gian gần thì làm theo lộ trình, ưu tiên gom các lớp 4, 5 tuổi đối với mẫu giáo; gom lớp 4, lớp 5 đối với cấp tiểu học để tạo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh tại điểm trường chính. Đặc biệt quan tâm đối với cấp tiểu học việc rà soát gom trường, ghép điểm phụ phải ưu tiên bố trí 1 lớp/phòng cho học sinh lớp 1, đảm bảo học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày để thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học 2020-2021”.

Phụng Hiệp là địa phương có nhiều điểm trường nhất tỉnh, với 68 trường học từ mầm non đến THCS. Tất cả các cấp học từ mầm non đến THCS trên địa bàn huyện đều có điểm phụ, huyện Phụng Hiệp nỗ lực để sớm thực hiện hoàn thành Đề án Rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp đến năm 2020 và quy hoạch đến năm 2025 về việc xóa, ghép các điểm lẻ gắn với thực hiện tinh giản biên chế. Ông Trần Mê Ly, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, cho biết: “Khi tiến hành sắp xếp lại giáo viên, xóa điểm lẻ, sáp nhập trường, chúng tôi căn cứ vào lợi ích thiết thực, nhu cầu thực tế, số lượng học sinh/lớp, khoảng cách giữa các trường… để thực hiện. Việc làm này giúp cho công tác quản lý được chặt chẽ hơn, cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng đối với lực lượng giáo viên ở các điểm trường được sắp xếp lại, ngành giáo dục và đào tạo huyện tiến hành điều chuyển từ nơi thừa về nơi thiếu để đảm bảo cho công tác giảng dạy”.

Dự kiến năm học mới 2019-2020, điểm Vị Hưng, Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Vị Thanh, sẽ gom về điểm chính để học sinh học tập trong điều kiện tốt nhất, ông Phạm Duy Minh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Năm học 2018-2019, trường đã không thu học sinh vào lớp 1 ở điểm Vị Hưng. Năm học rồi điểm Vị Hưng chỉ giảng dạy các khối lớp 2, 3, 4, theo kế hoạch năm học tới sẽ gom lớp ở điểm Vị Hưng về điểm trường chính. Việc gom lớp về sẽ giúp giáo viên giảng dạy tốt hơn, học sinh có điều kiện học tập các môn học thuận lợi hơn nhất là tiếng Anh và tin học”. Được biết, năm học 2018-2019, thành phố Vị Thanh xóa được 2 điểm phụ là điểm Mười Mét Ngoài, Trường Tiểu học Trần Quang Diệu và điểm Mười Mét Trong thuộc Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám. Hai điểm này có số lượng học sinh trên lớp rất ít, mỗi lớp dưới 15 học sinh. Ngành giáo dục thành phố Vị Thanh đang phấn đấu gom các điểm trường lại để mỗi xã, phường chỉ có 1 trường ở mỗi cấp học. Thành phố Vị Thanh có 30 trường từ mầm non đến THCS, trong đó có 10 trường mầm non, mẫu giáo, 14 trường tiểu học, 6 trường THCS.

Đề án Rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp đến năm 2020 và quy hoạch đến năm 2025 đang được ngành giáo dục và đào tạo triển khai và bước đầu đạt nhiều tín hiệu tích cực, nhưng đây là công việc rất khó khăn để thay cũ, đổi mới, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc, làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của Nhân dân.

Khi xóa, ghép các điểm phụ nên nói cụ thể để phụ huynh học sinh hiểu

- Tại buổi làm việc về rà soát, sắp xếp lại hệ thống trường lớp với 8/8 phòng giáo dục và đào tạo trong tỉnh, ông Đồng Văn Thanh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã nhấn mạnh: Các phòng giáo dục và đào tạo thống kê, rà soát kỹ lại các điểm trường, xác định điểm nào có thể sáp nhập, điểm phụ nào có thể xóa, ghép lại, phải đảm bảo điều kiện học tập tốt nhất cho học sinh. Việc xóa ghép các điểm trường thực hiện theo lộ trình. Các mốc thời gian thực hiện dồn ghép điểm trường cụ thể, rõ ràng. Trường nào đã đủ các điều kiện ưu tiên dồn ghép trước, trường nào còn khó khăn trong việc đi lại thực hiện theo từng bước. Chủ trương của tỉnh là đầu tư vào các điểm trường chính để nâng cao chất lượng giáo dục một cách toàn diện...

 

Dự kiến từ năm 2019 đến năm 2021 xóa được 35 điểm phụ gom về điểm chính (mầm non 15 điểm và tiểu học là 20 điểm). Sáp nhập, giảm đầu mối được 36 trường (trong đó mầm non 2 trường và tiểu học là 34 trường).

Hiện nay, toàn ngành có 337 đơn vị sự nghiệp công lập, gồm 336 trường từ mầm non đến THPT và 1 Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh. Từ năm 2016 đến năm 2018, ngành đã thực hiện quy trình sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố Vị Thanh vào Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh, giải thể Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học, giải thể Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng trường học, sáp nhập 2 trường mầm non, 6 trường tiểu học, xóa được 26 điểm phụ gom về điểm chính. Năm 2016, ngành giáo dục và đào tạo Hậu Giang có 341 đơn vị sự nghiệp công lập.

 

Bài, ảnh: CAO OANH