88Point

Cảng Nam Hải Đình Vũ - Hải Phòng Ảnh: Thái Bình Tăng trưởng XK giảm dầnNhìn nhận về cuộc chiến tran xem bong đa hôm nay

【xem bong đa hôm nay】Chiến tranh thương mại: Cả xuất, nhập khẩu của Việt Nam đều “chịu trận”

chien tranh thuong mai ca xuat nhap khau cua viet nam deu chiu tran

Cảng Nam Hải Đình Vũ - Hải Phòng Ảnh: Thái Bình

Tăng trưởng XK giảm dần

Nhìn nhận về cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ-Trung Quốc, ông Lê Quốc Phương, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương) đánh giá: Đây là hai nền kinh tế hàng đầu và cũng là hai cường quốc XNK trên thế giới. Bởi vậy, chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kinh tế thế giới nói chung.

Với Việt Nam, Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thị trường XK lớn nhất, những tác động tiêu cực tới XK hàng hóa khá rõ nét. Cụ thể, khi Hoa Kỳ đánh thuế NK cao với hàng hóa Trung Quốc, Hoa Kỳ còn nêu sẽ áp dụng biện pháp với những nước nào sử dụng đầu vào của Trung Quốc, điển hình, Hoa Kỳ chỉ đích danh với mặt hàng sắt thép. Trong khi đó, Việt Nam hiện lại đang NK nguyên nhiên liệu từ Trung Quốc khá nhiều, trong đó có sắt thép, dệt may…

Về khía cạnh này, Ban Kinh tế thế giới, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra những phân tích, tính toán cụ thể: Việt Nam có thể chịu tác động tiêu cực do tốc độ tăng trưởng chung toàn cầu bị giảm đi kéo theo cầu về hàng XK của Việt Nam giảm. Bởi, trong cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, ngoại trừ EU, các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều bị ảnh hưởng tiêu cực. Dự báo, tốc độ tăng trưởng XK của Việt Nam sẽ giảm 0,3 điểm % vào năm 2019 và mạnh hơn trong các năm 2021- 2023. Tương tự, tốc độ tăng NK sẽ giảm khoảng 0,6%. Điều này cho thấy sản xuất của các DN, đặc biệt khu vực FDI (NK nhiều nguyên liệu) sẽ bị ảnh hưởng.

Ngoài phần XK, tập trung phân tích về mặt NK hàng hóa, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, PGS. TS Phạm Tất Thắng, nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu thương mại (Bộ Công Thương) cho hay: Bùng nổ chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, hàng Trung Quốc gặp khó khi thâm nhập vào Hoa Kỳ. Trung Quốc sẽ tìm cách đẩy hàng hóa sang thị trường khác, nhất là các thị trường xung quanh, trong đó có Việt Nam. Điều này tạo sức ép lớn tới các DN tại thị trường nội địa. Không cạnh tranh nổi, DN có thể sẽ phải thu hẹp sản xuất.

Đại diện Ban Kinh tế thế giới chia sẻ thêm: Ngoài các vấn đề nêu trên, chiến tranh thương mại giữa hai cường quốc còn có thể làm cho dòng vốn FDI vào Việt Nam có xu hướng giảm xuống. Điều này có thể do tác động của thương mại bị ảnh hưởng làm cho tình hình sản xuất của khu vực FDI bị ảnh hưởng, dẫn tới hạn chế dòng đầu tư. Tuy nhiên, cần chú ý là tác động này không quá lớn, chỉ giảm khoảng 0,01 điểm %.

Đa dạng hàng xuất vào Hoa Kỳ

Bên cạnh các yếu tố tác động tiêu cực, ở chiều ngược lại, theo ông Phương, khi Hoa Kỳ và Trung Quốc không nhập được hàng hóa của nhau, hai bên phải tìm kiếm thị trường khác. “Việt Nam hiện là một nước XK lớn. Chúng ta có cơ hội để tăng trưởng XK sang cả Hoa Kỳ và Trung Quốc. Quan trọng là phải tìm cách đánh giá, nắm bắt được cơ hội, đồng thời xem xét kỹ năng lực đáp ứng”, ông Phương nói.

Xung quanh vấn đề này, báo cáo đánh giá nhanh của Ban Kinh tế thế giới cho thấy: Tác động tích cực của chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc với Việt Nam là mở ra cơ hội thị trường của Hoa Kỳ nếu hàng XK Trung Quốc bị hạn chế. Tuy nhiên, tác động này không lớn do các sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế cũng không phải là sản phẩm chủ lực của Việt Nam. Ngoài ra, cơ hội tại thị trường Trung Quốc với Việt Nam được Ban Kinh tế thế giới nhận định là không nhiều. Trong bối cảnh hiện tại, Ban Kinh tế thế giới đưa ra khuyến cáo, trước mắt, cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình, đặc biệt là thông báo, cập nhật danh mục hàng hoá bị áp thuế của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như động thái tỷ giá của cả đồng USD và NDT để DN có phản ứng kịp thời; khuyến cáo DN FDI và DN Việt Nam khẩn trương tìm hiểu thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là với các loại hàng hoá trong danh mục bị áp thuế để tìm cơ hội đa dạng hoá danh mục XK vào Hoa Kỳ.

Một số chuyên gia cho rằng, việc cần làm còn là nghiên cứu sâu hơn danh mục một số hàng hoá của Trung Quốc có thể nhập vào Việt Nam trong trường hợp XK của Trung Quốc sang Hoa Kỳ bị hạn chế để có cách thức đối phó và kiểm soát phù hợp; đồng thời tiếp cận nhanh với các nhà đầu tư FDI lớn tại Trung Quốc để xúc tiến đầu tư vào Việt Nam khi thị trường Trung Quốc và Hoa Kỳ đều bị ảnh hưởng. Về lâu dài, các DN cần chuẩn bị tốt các thông tin liên quan đến phòng vệ thương mại với Hoa Kỳ trong trường hợp chiến tranh thương mại lan rộng.

Liên quan tới câu chuyện chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng: Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách thể chế kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh nhằm thúc đẩy XNK, tận dụng cơ hội mới về thương mại và đầu tư nếu có. Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng còn là nỗ lực XK thông qua các Hiệp định thương mại tự do, giúp Việt Nam tìm được con đường riêng, ổn định trong bối cảnh thương mại thế giới diễn biến phức tạp.

Về chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nêu quan điểm: Đây là vấn đề lớn, không phải chiến tranh thương mại đơn thuần mà là tổng thể chung của nhiều khía cạnh khác. Liên quan tới cuộc chiến tranh này không chỉ là sắc thuế mà chứa đựng cả vấn đề về bản quyền công nghệ, cơ cấu kinh tế, tiền tệ, tín dụng… “Tổng thể chung lại, sự cạnh tranh của hai siêu cường trên thế giới Hoa Kỳ và Trung Quốc đặt ra những yêu cầu cho từng quốc gia riêng rẽ, trong đó có Việt Nam, cần tính toán kỹ lưỡng trong định hướng tiếp theo của quá trình toàn cầu hóa”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.

Hiện nay, danh sách các sản phẩm mới nhất của Trung Quốc dự kiến bị Hoa Kỳ áp thuế bao gồm 1.102 sản phẩm với giá trị NK 50 tỷ USD, gồm hai nhóm : Nhóm 1 gồm 818 sản phẩm đã trong danh sách đề xuất trước đó (ngày 6/4/2018) tương đương 34 tỷ USD. Việc bắt đầu thu thuế bổ sung được áp dụng từ ngày 6/7 vừa qua. Nhóm 2 tập trung vào sản phẩm từ các ngành công nghiệp đóng góp hoặc hưởng lợi từ chính sách công nghiệp “Made in China 2025”, ví dụ hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin và truyền thông, robot, máy móc công nghiệp, vật liệu mới và ô tô, không bao gồm sản phẩm tiêu dùng thông thường. Nhìn chung, các mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là máy móc, thiết bị cơ khí, thiết bị điện (34,2 tỷ USD), tạp phẩm (6,8 tỷ USD) và xe cộ, máy bay (2,7 tỷ USD).
Về phía Trung Quốc, nước này đã bắt đầu áp đặt mức thuế 25% cho 545 loại sản phẩm của Hoa Kỳ trị giá 34 tỷ USD bao gồm đậu tương, thịt bò, rượu whisky và xe off-road kể từ ngày 6/7. Trung Quốc cũng đe dọa sẽ đánh thuế cao hơn với 16 tỷ USD XK của Mỹ, nhắm vào hàng hóa năng lượng như than đá và dầu thô. Xét theo giá trị, các mặt hàng bị ảnh hưởng nặng nề nhất là xe cộ, máy bay (27,6 tỷ USD), rau củ (13,7 tỷ USD), nhựa và cao su (3,5 tỷ USD).
Với các động thái này, có thể nói ngày 6/7 chính là mốc đánh dấu chính thức bùng nổ cuộc chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc. Cuộc chiến tranh thương mại lớn nhất từ trước đến nay này chưa có bất kỳ dấu hiệu hạ nhiệt nào.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap