Thời gian qua,ảovệmitrườti so brazil không chỉ có ngành chuyên môn mà các tổ chức chính trị, hội, đoàn thể đã chung tay thực hiện công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, kết hợp với việc triển khai nhân rộng các mô hình bảo vệ môi trường hiệu quả trên toàn tỉnh.
Sau mỗi lần phun xịt, các thành viên của Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Thạnh Hưng chủ động thu gom vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật để vào hố chứa.
Bên cạnh những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, Hậu Giang đã và đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước, không khí, rác thải… Nhận thấy việc giải quyết vấn đề này không chỉ là việc của một cá nhân, một đơn vị riêng lẻ nào, mà cần đến sức mạnh tổng hợp của cả cộng đồng nên những năm gần đây, các tổ chức chính trị, hội, đoàn thể của tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường. Nhờ vậy, đã từng bước tập hợp được đông đảo tầng lớp nhân dân cùng tham gia bảo vệ môi trường tại khu dân cư.
Để hạn chế tình trạng nông dân vứt bỏ vỏ chai, bao bì thuốc bảo vệ thực vật bừa bãi ngoài đồng ruộng, gây ô nhiễm môi trường, thời gian gần đây, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã hỗ trợ cho nhiều HTX nông nghiệp trên địa bàn Hậu Giang xây dựng các hố chứa bao bì thuốc bảo vệ thực vật. Cụ thể, trong năm 2016 vừa qua, Liên minh HTX đã hỗ trợ lắp đặt 4 điểm thu gom, lưu giữ bao bì, chai, lọ thuốc bảo vệ thực vật cho HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thạnh Hưng, ở ấp 4, xã Long Trị A, thị xã Long Mỹ, để các thành viên thu gom vỏ chai, bao thuốc bảo vệ thực vật sau mỗi lần phun xịt.
Từ khi triển khai mô hình này, các hố bê tông phân bố trải đều trên các tuyến đê bao ngoài cánh đồng lúa của HTX đã mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác thu gom rác thải nông nghiệp. Ông Huỳnh Văn Huyền, Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Thạnh Hưng, cho biết: “Trước đây, do không có chỗ chứa vỏ chai, lọ, bao bì nên mỗi lần phun thuốc cho cây lúa, hoa màu xong, bà con thường tiện tay vứt bừa bãi. Từ ngày được Liên minh HTX tỉnh hỗ trợ cho xây dựng các hố chứa bằng bê tông, chúng tôi thấy tiện lợi lắm, phun thuốc xong, bỏ bao bì vào hố rác, vừa sạch sẽ, vừa bảo đảm an toàn…”.
Nhận thấy được vai trò của phụ nữ trong công tác bảo vệ môi trường nên nhiều năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh luôn chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường tại các tổ, nhóm, câu lạc bộ phụ nữ, cụm dân cư. Ngoài ra, tổ chức tập huấn trang bị kiến thức cơ bản cho các hội viên về mô hình “5 không 3 sạch”, “Phụ nữ ứng phó với biến đổi khí hậu”, “Hướng dẫn xử lý rác thải và ủ phân compost”... Các mô hình ngày càng được hưởng ứng và phổ biến rộng rãi, góp phần nâng cao ý thức của các hội viên trong việc bảo vệ môi trường.
Bây giờ, mỗi khi đi chợ về, bà Đỗ Thị Lẳm, ở ấp Nhơn Thuận 1A, thị trấn Một Ngàn, huyện Châu Thành A, thường có thói quen phân loại rác thải trước khi nấu nướng. Ngoại trừ túi nilon không thể phân hủy, các loại thực phẩm thừa từ rau, củ, quả bà đều bỏ vào thùng ủ phân compost. Theo bà Lẳm, từ khi được vận động mua thùng ủ để làm phân bón, bà đã chuyển sang sử dụng loại phân này cho cây trồng. Ưu điểm của phân compost là bón rau màu các loại rất hiệu quả, ít sâu bệnh. Ngoài ra, còn có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu và màu mỡ cho đất.
Bà Lẳm chia sẻ: “Trước đây, gia đình chỉ trồng rau, cải trên vài bao đất bằng vỏ bao bì xi măng, chủ yếu là dùng để ăn. Nhưng từ khi sử dụng phân compost, tôi đã chuyển sang trồng để bán. Đến nay, gia đình tôi đã gia tăng số lượng lên đến cả 100 bao với nhiều loại rau cải. Thu nhập bình quân hàng tháng cũng được khoảng 400.000 đồng”. Còn bà Lê Thanh Xuân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành A, cho biết: “Nhiều năm qua, đơn vị đã tích cực hỗ trợ các hội viên hội phụ nữ trong huyện xây dựng những mô hình bảo vệ môi trường như xây dựng hố rác gia đình, hố rác liên gia”.
“Điều quan trọng là tất cả các mô hình đã thu hút được sự tham gia đông đảo của các hội viên, tạo ra sức lan tỏa trong công tác bảo vệ môi trường trên toàn huyện. Đặc biệt, mô hình hướng dẫn xử lý rác thải và ủ phân compost của Câu lạc bộ “Vì chất lượng cuộc sống” ở thị trấn Một Ngàn thật sự đã đem lại hiệu quả thiết thực. Bởi mô hình không những góp phần bảo vệ môi trường, mà còn cải thiện cuộc sống cho nhiều chị em phụ nữ. Cho nên tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động chị em thông qua các cuộc họp tổ phụ nữ trong huyện, góp phần thực hiện mô hình đạt hiệu quả hơn”, bà Xuân thông tin.
Bài, ảnh: THANH THÚY