Manh mún
Theịtrườngôtôtrướcsứcépthuếbằdeportivo saprissa vso đánh giá của Bộ Công Thương, sau 20 năm hình thành và phát triển, đến nay chúng ta vẫn chưa có ngành công nghiệp ô tô theo đúng nghĩa. Ngành công nghiệp ô tô nước ta phát triển manh mún, chưa có kết quả nào đáng kể.
Việt Nam chưa có ngành công nghiệp ô tô thực chất. Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) cho biết, công nghiệp ôtô Việt Nam mới chủ yếu là lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa rất thấp, không đạt mục tiêu trong chiến lược đề ra.
Theo thống kê, đến nay toàn ngành có 56 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, trong đó gồm cả các tập đoàn ôtô lớn trên thế giới, các tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân.
Khi xây dựng và phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp ôtô đến 2010 và tầm nhìn 2020, các nhà hoạch định đã xác định tổng dung lượng thị trường sẽ đạt khoảng 240.000 xe, đủ để đạt được các mục tiêu phát triển cơ bản. Nhưng thực tế lại cho thấy, tổng dung lượng thị trường những năm gần đây mới chỉ bằng một nửa so với mục tiêu đề ra và đạt khoảng từ 100 ngàn – 120 ngàn xe.
Theo ông Lâm Chí Quang - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp (VEAM), lượng bán xe cả năm của Việt Nam như vậy mới chỉ bằng số bán của Thái Lan trong khoảng 20 ngày.
Theo tính toán của Bộ Công Thương, hiện giá thành sản xuất ôtô tại Việt Nam đang cao hơn 20% so với các nước ngay trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia).
Mục tiêu là nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam là đạt 40% vào năm 2005 và 60% vào năm 2010 đối với loại xe thông dụng (xe tải, xe khách, xe con). Tuy nhiên đến nay mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, sản phẩm nhựa…Mục tiêu đó mới đạt bình quân khoảng 7 - 10% đối với xe con và 35 - 40% đối với xe tải nhẹ. Giá xe hiện nay còn quá cao so với khả năng chi trả và nhu cầu thực tế của người dân cũng là vấn đề rất nan giải chưa có tháo gỡ hợp lý.
Khó gấp bội khi thuế về 0%
Theo lộ trình cam kết, đến năm 2018, thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm còn 0-5%, so với mức thuế 60% hiện nay và bị tính dồn lên 7, 8 loại thuế phí khác. Đây là tín hiệu mừng đối với người tiêu dùng bởi thay vì bỏ cả “núi tiền” để được sở hữu một chiếc xe thì họ chỉ cần bỏ ra một số tiền vừa phải, thậm chí bằng 1/3 hoặc một nửa số tiền là có thể sở hữu chiếc xe ứng ý.
Tỷ lệ bán xe ô tô hàng năm ở Việt Nam chỉ bằng 20 ngày của Thái Lan. Ảnh minh họa
Giá giảm hơn, đồng nghĩa với việc cơ hội lựa chọn nhiều hơn, các mẫu mã, dòng xe cũng vì thế mà phong phú hơn.
Tuy nhiên, mừng là vậy nhưng với cơ quan chức năng và doanh nghiệp ô tô Việt Nam một mối lo ngại đang tới rất gần là cạnh tranh thế nào với ôtô và công nghiệp ô tô các nước?
Để chuẩn bị trước cho lộ trình giảm thuế đang tới gần và không làm thị trường bị sốc, Bộ Công Thương đang lên dự kiến phương án thuế suất thuế nhập khẩu ôtô năm 2014 - 2015 giảm còn 50%, năm 2016 giảm còn 40%, năm 2017 giảm còn 30% và năm 2018 giảm về 0%.
Hiện phương án giảm thuế để kích cầu đang là phương án được các doanh nghiêp sản xuất, lắp ráp ôtô hết sức ủng hộ, bởi thị trường tiêu thụ của chúng ta còn quá nhỏ, mới ở mức 100 – 120 ngàn xe/năm với rất nhiều chủng loại.
Các doanh nghiệp lo rằng, tắc đầu ra là tắc cả quy trình, sẽ không thu hút được các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, sẽ khiến tỷ lệ nội địa hóa thấp, doanh nghiệp chậm phát triển và hệ quả cuối cùng là không thể cạnh tranh với các cường quốc ôtô bên ngoài.
Việt Nam có dân số đông và dự kiến vào năm 2020 chúng ta sẽ tiêu thụ khoảng 400 ngàn xe/năm, với ôtô con đến 9 chỗ chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu. Một số chuyên gia nhận định giai đoạn phổ cập hóa ôtô của Việt Nam sẽ đến sau năm 2020.
Hồng Anh