【nhận định hạng 2 pháp】Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong phòng, chống hàng giả

Buôn lậu vẫn phức tạp,ệpứngdụngchuyểnđổisốtrongphòngchốnghànggiảnhận định hạng 2 pháp hàng giả gia tăng trên không gian mạng
Doanh nghiệp bức xúc trước vấn nạn hàng nhái và gian lận thương mại
Doanh nghiệp cần tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan chức năng chống hàng lậu, hàng giả
Doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số trong phòng, chống hàng giả
Các đại biểu giới thiệu cách phân biệt nón thật, nón giả tại hội nghị. Ảnh: T.H

Theo Ban tổ chức, với sự phát triển của công nghệ 4.0, các doanh nghiệp đều hướng tới việc ứng dụng chuyển đổi số để mang lại hiệu quả tối ưu cho việc quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, việc quản lý và khai thác an toàn các tài sản sở hữu trí tuệ trong kinh doanh, cũng như kiểm soát được hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong khi ứng dụng chuyển đổi số là một vấn đề rất quan trọng, giúp các doanh nghiệp vừa ứng dụng chuyển đổi số vừa ngăn chặn được hàng giả, bảo vệ được các quyền sở hữu trí tuệ của mình trên nền tảng số.

Ông Lê Duy Anh, Trưởng phòng Thực thi và Giải quyết khiếu nại – Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT) cho biết, kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử đã trở thành một kênh mua sắm dễ tiếp cận, có phạm vi xuyên biên giới, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn đặc biệt từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát; đây là loại hình kinh doanh tiên tiến, là xu thế phát triển không thể đảo ngược, là kênh thương mại vô cùng thuận lợi để chủ thể quyền tiếp cận và tương tác với người tiêu dùng.

Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT. Trong những năm gần đây, thương mại điện tử ở Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh khoảng 30-35% mỗi năm; năm 2021 ước đạt 13,7 tỷ USD và thuộc nhóm 3 quốc gia có tốc độ tăng trưởng thị phần bán lẻ trực tuyến cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Trong năm 2021, lực lượng quản lý thị trường phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đã thực hiện kiểm tra hơn 3.000 vụ việc lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Theo các chuyên gia, nền kinh tế số toàn cầu đang tăng trưởng với tốc tộ nhanh chóng hơn bao giờ hết. Do đó, các doanh nghiệp cần phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Bởi đây là bước chuyển tất yếu và mang tính bắt buộc hiện nay.

Đặc biệt trong công tác chống hàng giả, chuyển đổi số là bước đi quan trọng để doanh nghiệp nâng cấp công nghệ chống giả, bảo vệ thương hiệu và loại bỏ các loại hàng hóa giả mạo, hàng kém chất lượng tinh vi. Đồng thời, chuyển đổi số còn là công cụ hữu ích giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động sản xuất và nâng cao hiệu quả toàn chuỗi cung ứng.

Do vậy, các chuyên gia cho rằng, chuyển đổi số các hoạt động chống hàng giả ở cấp độ cao cấp hơn sẽ giúp bảo vệ doanh nghiệp một cách toàn diện cũng như đáp ứng được xu hướng chuyển đổi kinh tế số toàn cầu như hiện nay.

Đặc biệt đối với các doanh nghiệp kinh doanh nông sản, thực phẩm, dược phẩm thực phẩm chức năng,… việc số hóa toàn bộ chuỗi cung ứng từ: quy trình sản xuất, phân phối, các khâu chế biến, nguyên liệu,… bằng truy xuất nguồn gốc là vô cùng quan trọng.

Các giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi quyền SHTT trên môi trường số, đó là kiện toàn hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan thực thi như công an, Bộ đội Biên phòng, Hải quan, thông tin và truyền thông cùng các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành (đối với từng nhóm mặt hàng) trong việc kiểm soát hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT ngay tại các cơ sở sản xuất trong nước và tại các cửa khẩu.

Tăng cường hiệu quả phối hợp giữa chủ thể quyền với các cơ quan thực thi, chủ sàn thương mại điện tử trong việc cung cấp hàng thật, nhận biết hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT.

Hoàn thiện cơ chế ràng buộc trách nhiệm của chủ sàn thương mại điện tử đối với hàng hoá xâm phạm quyền SHTT (ký thoả thuận giữa chủ thể quyền SHTT với nhà cung cấp dịch vụ trung gian).

Để bảo vệ tài sản trí tuệ, các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp cần lưu ý một số nội dung, như: Xây dựng và nâng cao năng lực của bộ phận SHTT trong doanh nghiệp; thiết lập các kênh phân phối chính thức, ổn định, thuận tiện (đặc biệt chú trọng các kênh thương mại điện tử) để người tiêu dùng dễ tiếp cận; thường xuyên tra cứu cơ sở dữ liệu sở hữu công nghiệp để kịp thời ngăn chặn các hành vi xác lập quyền có khả năng gây xung đột với quyền SHTT đã xác lập của doanh nghiệp bằng cách nộp đơn phản đối cấp văn bằng bảo hộ sau khi đơn được công bố.

Bên cạnh đó, thiết lập các kênh giám sát thị trường, hợp tác chặt chẽ với các cơ quan thực thi, các cơ quan hỗ trợ thực thi, các sàn thương mại điện tử để đối phó có hiệu quả với các hành vi giả mạo, cạnh tranh không lành mạnh, cố tình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.