Ớt Việt xuất khẩu phải đi đường vòng
Malaysia vốn là thị trường quen thuộc đối với mặt hàng ớt của Công ty TNHH Agri Development (Bình Dương). Trước đây,ướngsợitócnhiềucontainerhàngxuấtđilạibịtrảvềkết quả giải indonesia liga 1 DN vẫn xuất khẩu đều sản phẩm sang quốc gia này.
Thế nhưng, từ khoảng 9/2019, công ty bắt đầu gặp khó khăn khi nước bạn cấm nhập mặt hàng ớt. Đại diện DN cho hay, phản hồi của cơ quan sở tại nước bạn là ớt của công ty có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Điều thắc mắc ở đây là cũng mặt hàng đó, khi mang nhãn mác Thái mới xuất khẩu được, tức hàng Việt không thể dùng thương hiệu của chính mình mà phải lấy thương hiệu của DN nước thứ ba. Trái ớt muốn xuất khẩu qua thị trường Malaysia thì phải đi tiểu ngạch, đường vòng qua Lào, Campuchia và Thái Lan với chi phí cao.
Thông tin trên được phía DN nêu ra tại một tọa đàm bàn về nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu nông, lâm thủy sản được tổ chức tại TP.HCM.
Trả lời phản ánh, Cục Hải quan Bình Dương cho hay, mặt hàng ớt đã được Malaysia gỡ bỏ lệnh cấm từ 4/2021. Do đó, DN cần tìm hiểu kỹ thông tin việc không thể xuất khẩu. Bên cạnh đó, nhà chức trách nước bạn yêu cầu có xác nhận vùng canh tác đối với hàng nhập khẩu vào nước họ, DN muốn có xác nhận này cần liên hệ Bộ NN-PTNT.
Liên quan đến câu chuyện trên, bà Bùi Hoàng Yến, Tổ phó Tổ Công tác phía Nam - Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương - khẳng định, không chỉ riêng thị trường Malaysia mà nếu sản phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu thì không thể xuất khẩu đi đâu được cả, đặc biệt là thị trường châu Âu.
Ông Đinh Viết Tú, Phó Chi Cục trưởng Chi cục Chế biến và phát triển nông sản vùng I, Bộ NN-PTNT dẫn chứng, khi tham gia nhiều đoàn công tác thanh kiểm tra, một số cơ sở, nhà máy chế biến khi đạt được chứng nhận rồi thì sau một thời gian lại lơ là trong đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, ISO,... Đây là vấn đề thuộc về ý thức của DN. Nếu sau khi kiểm tra mà không đáp ứng được điều kiện như ban đầu thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ có biện pháp xử lý. Đối với việc trái ớt phải “đi đường vòng”, có thể do nước nhập khẩu thấy sản phẩm không an toàn. Cần có kết quả xác minh thật cụ thể lô hàng đó có vấn đề gì về chất lượng hay không?
Bài học đáng giá
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nông sản Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới… Năm 2022, ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 2,8-3% so với năm 2021; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt khoảng 55 tỷ USD. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 27,88 tỷ USD, tăng 13,9% so với cùng kỳ.
Số liệu đẹp nhưng câu chuyện chỉ từ một DN như Agri Development cho thấy sự quan trọng và cần thiết của việc đảm bảo chất lượng sản phẩm đối với các mặt hàng xuất khẩu.
Ông Trần Văn Hải, Giám đốc sản xuất Nhà máy Thạch dừa Vina Coco (Đồng Nai), cũng dẫn chứng, trước đây, công ty có mấy container sản phẩm thạch dừa đã qua chế biến xuất khẩu sang cho đối tác Nhật Bản thì bị trả về. Lý do là khi dỡ hàng từ container ra thấy có vài con kiến, hoặc trong bao bì một sản phẩm ngẫu nhiên có lẫn sợi tóc. DN phía Nhật Bản lúc đó không thông cảm, không chấp nhận thương lượng chỉ thay thế bao sản phẩm đó mà phải đổi lại bằng toàn bộ lô hàng xuất mới. Sự cố trên đã cho Vina Coco thấy được bài học đắt giá khi bắt tay làm ăn với đối tác, đặc biệt ở các thị trường khó tính như Nhật Bản.
Việc xuất container hàng sang đến nơi bị trả lại là bình thường, nhưng quan trọng là cách DN giải quyết tận cùng vấn đề, hoàn thiện quy trình sản xuất để làm ăn lâu dài, song phương cùng có lợi. Đến nay, từ khâu lấy nước dừa ở vùng nguyên liệu Bến Tre, Trà Vinh cho đến khi ra được thành phẩm hạt thạch dừa chế biến, DN mất 17 bước và phải trải qua 16 ngày kiểm soát gắt gao. Thậm chí, kích thước hạt thạch đối tác đặt hàng là 3mm x 3mm, nếu sai số hạt thành 5mm cũng không được.
Khó nhưng quả ngọt đã về. Khoảng 8.000 tấn thạch/năm đang được DN xuất khẩu tới 19 thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Ả Rập Xê Út… kỳ vọng tăng trưởng khoảng 25-30% so với 2021. Riêng đối tác Nhật khó tính lại trở thành bạn hàng lâu năm, tiêu thụ khoảng 2.000 tấn thạch dừa của DN này chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022.
“Nếu đã chinh phục được thị trường Nhật Bản thì sẽ vào được các quốc gia khác. Quy trình sản xuất có tính kỷ luật được tuân thủ cao là yếu tố hàng đầu doanh nghiệp xuất khẩu cần”, ông Hải nói.
Đại diện Tổ Công tác phía Nam, Bộ Công Thương đánh giá, thời gian qua, ngay cả phía Trung Quốc cũng thắt chặt kiểm soát hàng hóa, tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Do đó, DN Việt cần chú trọng xuất khẩu chính ngạch thay vì xuất tiểu ngạch sang nước bạn như từ xưa đến nay.
Kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam qua các thị trường khó tính đang tăng, vì vậy, DN cần kiểm tra rất kỹ sản phẩm, đảm bảo ngay từ vùng nguyên liệu. Đặc biệt, khâu xét nghiệm tiền xuất khẩu phải tiệm cận với khâu xét nghiệm tại nước ngoài, tránh trường hợp khi xét nghiệm trong nước thì đạt nhưng khi lọc qua máy scan ở châu Âu lại phát hiện tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Cũng theo bà Yến, hàng quý, Bộ Công Thương có họp giao ban với tham tán thương mại tại 65 thị trường trên thế giới để cập nhật xu hướng, thay đổi và báo cáo khó khăn về lãnh đạo Bộ. Từ đó, chuyển thông tin, giúp DN có điều chỉnh phù hợp, đáp ứng thị trường ở thời điểm nhạy cảm này.
10 tỷ mua được căn chung cư ở phố, nhưng chỉ 1 tỷ thay đổi cả vùng quêNhiều khu đô thị vẫn bỏ trống sau khi được đầu tư đường sá, trong khi nhiều mảnh đất làm nông nghiệp vẫn chưa có đường vào. Đầu tư tiền vào đâu là hợp lý?