【trúc tiếp bóng đá】Giao dịch qua sàn thương mại điện tử: Nhiều nhưng chưa hiệu quả
Thụ động chờ đợi
Nhiều chuyên gia nhận định,ịchquasànthươngmạiđiệntửNhiềunhưngchưahiệuquảtrúc tiếp bóng đá Việt Nam là một quốc gia phát triển mạnh về công nghệ thông tin, mạng Internet được phổ biến rộng rãi, nên đây là cơ hội tốt cho TMĐT “nở rộ”. Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh dự báo, TMĐT ở Việt Nam trong năm 2015 có thể đạt 1,3 tỷ USD.
Ông Trần Xuân Thủy, Giám đốc thị trường Việt Nam, Tập đoàn Alibaba nhận xét, một số DN ngày càng có nhiều thay đổi, có sự đầu tư bài bản và chủ động hơn khi tham gia hoạt động trên các kênh TMĐT. Các DN không chỉ đưa ra quảng cáo một mà rất nhiều sản phẩm, thậm chí, có DN đưa ra 50 sản phẩm để thu hút đa dạng khách hàng.
Tuy nhiên, ông Thủy rất e ngại khi cho biết, số lượng DN hoạt động hiệu quả được như trên chỉ chiếm khoảng 20% tổng số DN trên trang TMĐT Alibaba. Các DN vẫn chỉ coi sàn TMĐT một cách đơn thuần, nghĩa là sử dụng một kênh giao dịch, đăng ký tài khoản và đợi chờ kết nối mà chưa biết tận dụng triệt để hết các tính năng, chưa biết làm thế nào để thu hút đối tác, tìm kiếm người mua hàng, giao dịch đơn hàng.
Cũng cho rằng các DN chưa tận dụng được hết tính năng của TMĐT, ông Nguyễn Gia Cường, đại diện Công ty TNHH dịch vụ tư vấn Đại Dương (đại diện các trang TMĐT EC21, Tradekey, Fordaq… tại Việt Nam) cho biết, các sàn TMĐT được thiết kế như một gian hàng online, rất thuận tiện để sử dụng nhưng DN Việt Nam chưa biết cách đưa những thông tin cần thiết để thu hút khách hàng, website không được chăm sóc, cập nhật thường xuyên, hình ảnh sản phẩm không rõ ràng nên khách hàng rất dễ bỏ qua. Thậm chí, nhiều DN chỉ chăm sóc trang TMĐT một thời gian đầu, về sau lại bỏ mặc.
Cùng chung nhận định, bà Vi Thanh Hồng, đại diện Công ty TNHH XNK nông sản Thăng Long cho hay, Công ty đã tham gia khá nhiều sàn TMĐT trong nước và quốc tế, nhưng hiệu quả vẫn không đạt được như cách giao dịch truyền thống mặc dù đã sử dụng dịch vụ trả phí lên tới khoảng 1.400 USD/năm/web. Nguyên nhân do nhiều DN đưa lên những thông tin mơ hồ, giá thành “ảo” (không cập nhật thời giá hoặc cố tình để thấp hơn giá thực tế) khiến khách hàng nước ngoài mất lòng tin và không chú ý lựa chọn DN Việt Nam nữa.
Thay đổi và tận dụng
Theo ông Trần Xuân Thủy, các công cụ trong Alibaba hỗ trợ rất nhiều cho DN khi thực hiện các giao dịch XK, DN Việt Nam rất năng động trong việc tiếp cận công cụ mới nhưng lại thiếu tính kiên trì và tích cực trong việc sử dụng công cụ đó. Ví dụ như, khi DN đăng ký là thành viên, DN phải liên tục online, liên tục “mở cửa hàng” để người mua dễ tiếp cận. Bởi vì trong sàn TMĐT, với hàng nghìn thành viên bán chung một loại hàng thì khách hàng sẽ lướt rất nhanh, hoặc do chênh lệch về múi giờ… nên nếu DN không online thường xuyên, không biết sử dụng công cụ giao tiếp với khách hàng thì cơ hội hợp tác rất dễ bị bỏ lỡ.
Chia sẻ bí quyết thành công khi XK qua TMĐT, theo bà Đào Thu Hà, Giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và thương mại Bàn tay Việt (Handviet) (DN chuyên XK mặt hàng thủ công mỹ nghệ), kể từ khi tận dụng được hết những ưu thế của sàn TMĐT, lợi ích mà Công ty đạt được đã tăng lên rõ rệt. Đặc biệt là khi công ty chuyển sang tận dụng được những ưu đãi khi làm thành viên có trả phí, lượng khách hàng và doanh số có chiều hướng thay đổi rất tích cực, có thời điểm DN sản xuất không kịp theo đơn hàng. Một tháng công ty có thể đạt tới 100 thư hỏi hàng, tăng khoảng 24 lần so với trước kia.
Do đó, theo bà Hà, dù làm ở bất kỳ hình thức nào DN cũng phải có tính chuyên nghiệp. Trong TMĐT, chuyên nghiệp ở đây là DN phải xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu, tạo dựng lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm bằng các chứng chỉ chất lượng hay hình ảnh sản phẩm thật thu hút. Bên cạnh đó, DN cần đa dạng hóa khả năng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là khách hàng quốc tế, nắm bắt được xu hướng tiêu dùng, xu hướng hợp tác trong tương lai để có sự chuẩn bị đầy đủ và kĩ càng nhất.
Hiểu được những khó khăn của DN khi tiếp cận sàn TMĐT, nhất là DN nhỏ và vừa, các dịch vụ TMĐT đều có những hoạt động hỗ trợ giúp DN Việt Nam nâng cao hiệu quả. Đại diện của Alibaba tại Việt Nam cho biết, Công ty sẽ tổ chức những khóa đào tạo cho DN Việt Nam về TMĐT, tạo ra những chương trình đặc thù riêng cho thị trường Việt Nam để giúp các DN hòa nhập dễ dàng hơn, tận dụng được những lợi thế của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh XK.
Còn theo ông Nguyễn Gia Cường, để giúp DN hoạt động hiệu, Công ty có riêng đội ngũ làm dịch vụ hỗ trợ DN hoạt động, đăng tải thông tin, trình bày website, thậm chí hỗ trợ cả các giao dịch mua bán. Trong thời gian đầu, Công ty có thể hỗ trợ miễn phí cho DN, sau đó sẽ dựa theo % giá trị hợp đồng để tính phí. Tuy nhiên, “sàn TMĐT chỉ là hình thức để chào hàng, còn giao dịch thành công hay không phụ thuộc nhiều vào các hoạt động sau này và chất lượng hàng hóa của DN”, ông Cường nói.