【kết quả trận đấu giữa】Bản sắc kiến trúc đô thị

Bản sắc kiến trúc đô thị

Lần đầu thảo luận về dự thảo Luật Kiến trúc tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra,ảnsắckiếntrúcđôthịkết quả trận đấu giữa ông Phan Nguyễn Như Khuê (ĐBQH TPHCM) bày tỏ lo lắng rằng, nhiều công trình kiến trúc hàng trăm năm tuổi được bảo tồn, duy tu ở nhiều đô thị đang bị biến dạng, làm méo mó bản sắc văn hóa Việt Nam. Có những khu vực ngay bên cạnh các công trình có giá trị lịch sử, văn hoá được bảo tồn lại mọc lên những công trình xây lạc điệu, phá vỡ cảnh quan kiến trúc. Nếu không có biện pháp quản lý chặt thì “hồn” đô thị sẽ bị mất đi…

Để có thể quản lý được, hay nói nôm na là giữ được hồn cốt của đô thị, thì trước tiên phải định hình được bản sắc kiến trúc của đô thị đó. Nói rộng ra, cần định hình được bản sắc kiến trúc Việt Nam, một bộ phận quan trọng làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam.

Thế nhưng đây lại là yêu cầu không dễ chút nào. Những công trình kiến trúc phương Tây (rõ nhất ở Hà Nội, TPHCM) có được coi là “bản sắc kiến trúc Việt”? Việt Nam có đến 54 dân tộc anh em với những giá trị văn hoá độc đáo riêng có, vậy thì đâu là bản sắc chung? Ông Lê Quang Huy, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội – cơ quan chịu trách nhiệm thẩm tra dự Luật - khi trả lời báo chí cũng nhận định, thực tế đang có những khoảng trống về quản lý kiến trúc hướng đến mục tiêu gìn giữ và bồi đắp kiến trúc dân tộc. “Bản sắc kiến trúc Việt Nam” là một nội dung rất quan trọng cần nghiên cứu, bổ sung trong dự thảo Luật. Càng khó lại càng không thể không làm, vì Luật này chính là khung khổ pháp lý để định hình diện mạo kiến trúc của đất nước.

Và đây mới là nhiệm vụ chính của Luật Kiến trúc: Quản lý việc thể hiện, gìn giữ bản sắc kiến trúc truyền thống, dân tộc như thế nào? Hẳn sẽ không khả thi và cũng là không hợp lý nếu bắt buộc thể hiện bản sắc kiến trúc ở mọi công trình, mọi không gian, cảnh quan. Cũng sẽ phải cân nhắc để không vi phạm quyền hợp pháp của chủ đầu tư, đồng thời tạo ra không gian sáng tạo cho kiến trúc sư – một ngành nghề đòi hỏi sự hiểu biết đa lĩnh vực, từ văn hoá lịch sử, khoa học công nghệ, nghệ thuật… Phân định ranh giới giữa tự do sáng tạo và quản lý bằng luật pháp là chuyện không thể làm một cách cứng nhắc, mà cần phải mềm dẻo, thậm chí là khôn khéo, thì mới động viên, khuyến khích được cộng đồng tự nguyện tuân thủ. Hiện nay, đã có những nguyên tắc nhất định áp dụng cho các công trình mặt tiền tuyến phố lớn, công trình có yêu cầu cao về kiến trúc trong các đô thị, tới đây cần được luật hoá và tiếp tục nghiên cứu, bổ sung.

Tất nhiên, kiến trúc không phải chuyện của riêng đô thị, nhưng đó là chuyện sẽ được đề cập ở một dịp khác.