Công ty A,ổsungquáthờihạnquyđịnhvẫnbịxemxétxửphạdu.doan.bong.da có địa chỉ tại Hà Nội cho biết, tháng 8-2016 công ty có làm thủ tục NK lô hàng thuốc thú y và cơ quan Hải quan đã lấy mẫu giám định để xác định mã HS. Theo phản ánh của DN, tính chất hàng hóa là thuốc thú y dạng bột và có thuế suất 0%, thuốc đó chỉ sử dụng được khi trộn vào thức ăn cho động vật ăn; thuốc này không thể uống trực tiếp nên không có cơ sở để DN khai báo là dạng uống. Tuy nhiên, theo thông báo kết quả phân loại mã HS và xác định việc khai báo mã HS của Tổng cục Hải quan thì mã HS mà DN khai báo thuộc dạng uống hoặc dạng mã, thuế suất 5%.
Theo DN, kết quả phân tích, giám định của Tổng cục Hải quan đã xác định mã HS khác với mã HS mà DN khai báo. Để đảm bảo tuân thủ pháp luật, DN đã chủ động thực hiện việc rà soát tất cả các tờ khai hàng hóa để tự nguyện việc thực hiện khai báo bổ sung nộp thuế đầy đủ. Việc khai báo mã HS là việc khó khăn của DN và từ trước đến nay chưa được cơ quan Hải quan hướng dẫn việc khai mã HS cho các mặt hàng là thuốc thú ý. Do đó, DN thắc mắc, nếu DN tự nguyện rà soát các tờ khai từ trước đến nay để khai bổ sung thì DN có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không đối với trường hơp này? DN có thuộc trường hợp không bị xử phạt theo Khoản 6, Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP?
Trước thắc mắc này của DN, Tổng cục Hải quan cho biết, pháp luật về trách nhiệm của người khai hải quan được quy định tại Khoản 3, Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP: “Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan; tự tính để xác định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai”; pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 8, Điều 13 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) quy định trường hợp khai sai mã số dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo đó, tùy từng hành vi vi phạm, người nộp thuế có bị xử phạt 10%, 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc phạt 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận.
Theo hướng dẫn tại Khoản 7, Điều 4 Thông tư 190/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì: “Việc khai sai mã số, thuế suất được coi là lần đầu khi đáp ứng các điều kiện: cá nhân, tổ chức chưa XNK hàng hóa đó; chưa được cơ quan Hải quan hướng dẫn, xác định mã số, thuế suất hàng hóa đó hoặc đã hướng dẫn nhưng chưa đúng”.
Như vậy, Tổng cục Hải quan cho rằng, để được coi là khai sai mã số, thuế suất lần đầu và không bị xử phạt vi phạm hành chính thì DN phải đáp ứng đủ 2 điều kiện nêu tại Khoản 7, Điều 4 Thông tư 190/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Tổng cục Hải quan cũng cho rằng, Điều 20 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định các trường hợp khai bổ sung. Theo đó, quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan hoặc sau khi cơ quan Hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, người khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và bị xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Cũng tại Khoản 3, Điều 5 Nghị định 127/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP) quy định, các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định thuộc trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính…
Tổng cục Hải quan cho biết, trường hợp DN tự rà soát các tờ khai từ trước đến nay để khai bổ sung nhưng quá thời hạn theo quy định pháp luật thì vẫn bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính.