Bất cập từ chính sách
Đến thời điểm hiện nay,ăntìnhtrạngchuyểnnhượngchênhlệchkhicổphầnhókeo nha kai 5 cơ chế cổ phần hóa đã được ban hành đầy đủ, tạo điều kiện cho các DN thực hiện thuận lợi và phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cổ phần hóa DNNN vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục.
Theo Khoản 1 Điều 48 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-BTC của Bộ Tài chính quy định: "Người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của DN tại thời điểm công bố giá trị DN cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thầu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước)".
Quy định này góp phần khuyến khích người lao động gắn bó hơn với DN sau cổ phần hóa. Tuy nhiên, trên thực tế một bộ phận người lao động thường bán lại quyền mua cổ phần ưu đãi cho các đối tượng đầu tư khác ở trong hoặc ngoài DN để hưởng chênh lệch.
Bên cạnh đó, việc xác định giá ưu đãi bằng 60% mức đấu giá bình quân trên sàn giao dịch để bán cổ phiếu cho người lao động là chưa thật sự hợp lý. Thực tế, khi thị trường chứng khoán sụt giảm đã tác động nghiêm trọng đến thu nhập của người lao động, nhất là đối với người lao động phải đi vay ngân hàng để mua cổ phiếu.
Ví dụ, thực tế cổ phần hóa tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên Cấp thoát nước Bắc Kạn, tổng tài sản hiện có của công ty trị giá 65 tỷ đồng, nếu cộng thêm 75 tỷ đồng của việc nâng cấp dự án cấp thoát nước trong thời gian tới sẽ là 150 tỷ đồng. Khi cổ phần hóa, Nhà nước nắm giữ 51% phần còn lại 75 tỷ đồng, nếu bán cho 103 cán bộ, công nhân công ty, tính bình quân mỗi người phải mua cổ phần gần 750 triệu đồng là mức không dễ thực hiện.
Cần ràng buộc rõ ràng
Trong tham luận tại cuộc hội thảo mới đây về cổ phần hóa, đại diện Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) cho rằng, từ những vướng mắc trên đây cần có quy định ràng buộc người lao động khi mua cổ phần, hạn chế việc chuyển nhượng ăn chênh lệch. Việc xác định giá ưu đãi cho người lao động có thể dựa trên sự thỏa thuận giữa DN và đại diện công đoàn, trên cơ sở đảm bảo tối đa quyền lợi của người lao động.
Theo Phó Cục trưởng Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) Đặng Quyết Tiến, cơ chế chính sách về cổ phần hóa DNNN liên tục được hoàn thiện theo hướng nâng cao chất lượng cổ phần hóa, ngăn chặn thất thoát vốn, tài sản nhà nước theo tinh thần các Nghị quyết của Đảng và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, qua đó tạo môi trường pháp lý đầy đủ và thuận lợi để các DN triển khai thực hiện.
Do đó, hiệu quả hoạt động của DNNN sau khi cổ phần hóa từng bước được nâng cao. Theo báo cáo của 3.576 DN sau khi đã sắp xếp, cổ phần hóa gửi về Bộ Tài chính thì có đến 85% các DN có doanh thu năm sau cao hơn năm trước khi sắp xếp, cổ phần hóa; gần 90% DN sau khi sắp xếp, cổ phần hóa có lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước; 86% DN đóng góp vào NSNN của năm sau cao hơn năm trước khi sắp xếp, cổ phần hóa.
Cũng theo ông Tiến, lao động dôi dư ở các đơn vị cổ phần hóa tiếp tục được hưởng chính sách trợ cấp; được hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại nghề để bố trí làm việc mới tại DN cổ phần hóa hoặc tự sắp xếp công việc mới, đã góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và duy trì ổn định xã hội.
Theo Bộ Tài chính, tính đến thời điểm hết 31-7, đã sắp xếp 76 DN, trong đó cổ phần hóa 55 DN, giải thể 2 DN, bán 1 DN, sáp nhập 15 DN và đề nghị phá sản 3 DN. Trong 432 DN phải cổ phần hóa đến năm 2015, đã có 348 DN thành lập Ban chỉ đạo, 247 DN đang xác định giá trị DN, 88 DN đã có quyết định công bố giá trị DN, 55 DN đã phê duyệt phương án cổ phần hóa (trong đó Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt phương án cổ phần hóa Tập đoàn (TĐ) Dệt may Việt Nam và 12 Tổng công ty (TCT) nhà nước). Trong số 55 DN đã được phê duyệt phương án cổ phần hóa, có 32 DN đã bán đấu giá cổ phần lần đầu trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội và TP. HCM, số còn lại bán đấu giá cổ phần trực tiếp tại DN hoặc tại công ty chứng khoán. |