【lich bóng da hôm nay】Sửa Luật Kinh doanh bảo hiểm: Cần căn cứ pháp lý phát triển sản phẩm bảo hiểm vi mô
Giao Bộ Tài chính quy định mức trần tối đa về hoa hồng bảo hiểm
Trình bày báo cáo tiếp thu,ửaLuậtKinhdoanhbảohiểmCầncăncứpháplýpháttriểnsảnphẩmbảohiểmvimôlich bóng da hôm nay giải trình, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, dự thảo luật đã được bố cục lại theo hướng đảm bảo logic, hợp lý hơn. Cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra đã tiếp thu, giải trình các ý kiến đại biểu góp ý về các nội dung như: quy định về hợp đồng bảo hiểm; giấy phép thành lập và hoạt động; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài trong hoạt động đại lý bảo hiểm…
Trong đó, về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, có ý kiến đề nghị bỏ nội dung quy định về “thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền lợi khác” tại điểm c khoản 1 Điều 133 để bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp, nhất là trong việc tăng tính cạnh tranh nhằm thu hút đại lý giữa các doanh nghiệp bảo hiểm theo quy luật kinh tế thị trường.
Thường trực Ủy ban Kinh tế giải trình cho biết, dự thảo luật được thiết kế theo hướng quy định rõ các khoản mà đại lý bảo hiểm có thể được nhận và các khoản này được quy định rõ tại hợp đồng đại lý bảo hiểm để công khai, minh bạch nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho cả đại lý bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm.
Đồng thời, dự thảo quy định giao Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức trần tối đa các khoản chi liên quan đến hoa hồng đại lý bảo hiểm, thưởng, hỗ trợ đại lý bảo hiểm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác, tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm để lôi kéo đại lý bảo hiểm.
Với nhiều quy định mới, Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi khi được ban hành sẽ hỗ trợ thị trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ hơn. |
Bên cạnh đó, dự thảo luật vẫn còn 2 vấn đề lớn được xin ý kiến là về bảo hiểm vi mô và Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm.
Về bảo hiểm vi mô, nhiều ý kiến đồng tình với việc quy định về bảo hiểm vi mô tại dự thảo luật để có căn cứ pháp lý trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm tới các đối tượng có thu nhập thấp, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng cao nhằm bảo vệ họ trước những rủi ro có thể xảy ra, góp phần bảo đảm an sinh xã hội. Ý kiến khác đề nghị cân nhắc quy định bảo hiểm vi mô tại dự thảo luật, vì bảo hiểm vi mô có tính chất tương hỗ, an sinh xã hội, phi lợi nhuận, trong khi phạm vi của luật có tính chất kinh doanh.
Theo Thường trực Ủy ban Kinh tế, bảo hiểm vi mô là sản phẩm bảo hiểm hướng tới đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp, khó tiếp cận với các sản phẩm bảo hiểm thương mại thông thường. Bảo hiểm vi mô thường phát triển ở các nước đang phát triển và được coi là một cấu phần quan trọng trong chính sách tài chính toàn diện của quốc gia, góp phần thực hiện các chính sách an sinh, xã hội của nhà nước. Việc quy định bảo hiểm vi mô trong dự thảo luật sẽ tạo cơ sở pháp lý rõ ràng trong việc tổ chức cung cấp bảo hiểm vi mô và có cơ chế để khuyến khích phát triển các sản phẩm bảo hiểm vi mô tại Việt Nam.
Do đó, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí với sự cần thiết quy định về bảo hiểm vi mô trong dự thảo Luật Kinh doanh bảo hiểm như phương án Chính phủ đã trình Quốc hội. Để bảo đảm kết cấu chung của dự thảo luật cũng như tính khả thi, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ quy định nguyên tắc triển khai, đối tượng được triển khai bảo hiểm vi mô tại dự thảo luật và giao Chính phủ quy định chi tiết về nội dung này.
Tiếp tục xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách
Thảo luận tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đánh giá cao báo cáo giải trình và bày tỏ tán thành với nhiều nội dung trong báo cáo. Một số ý kiến trong UBTVQH cho rằng cần rà soát thêm về nguyên tắc áp dụng pháp luật để tránh chồng chéo giữa các quy định của pháp luật. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị Ủy ban Pháp luật chủ trì hai nội dung về nguyên tắc áp dụng pháp luật, điều khoản thi hành để đảm bảo sự thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đối với Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm, một số ý kiến đề nghị không nên tiếp tục trích nộp Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm. Ý kiến khác cho rằng nên có quy định về trích lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm nhưng cần đánh giá nguồn hình thành quỹ. |
Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cùng một số đại biểu cho rằng, dự thảo luật cần đảm bảo hài hòa hơn nữa quyền lợi của người mua bảo hiểm với tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm. Cụ thể, cần lưu ý quy định cụ thể, chi tiết hơn nữa trong việc bảo vệ quyền lợi thỏa đáng của người mua bảo hiểm, đặc biệt cần quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm trong việc sử dụng và bảo vệ thông tin cá nhân của người mua bảo hiểm.
Cơ bản đồng tình với báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý của Ủy ban Kinh tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị cần rà soát lại về các loại hình bảo hiểm để đảm bảo đưa ra cách phân loại có hệ thống, nhất quán trong dự thảo luật.
Nhấn mạnh các quy định về loại hình bảo hiểm là nội dung rất quan trọng, giúp bảo đảm lợi ích hài hòa giữa các chủ thể trong kinh doanh bảo hiểm, Chủ tịch Quốc hội cho rằng cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, trình xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (cuối tháng 3) và gửi xin ý kiến các đoàn đại biểu Quốc hội; sau đó tiếp tục hoàn thiện báo cáo UBTVQH trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022).