Có thể nói vụ việc cổ phiếu đối diện nguy cơ huỷ niêm yết đang “đình đám” và gây nhiều tranh cãi gần đây đó chính là trường hợp cổ phiếu HAG của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai. Ngay từ đầu năm 2022,ềucổphiếuđốimặtnguycơhuỷniêmyếtỷ số mỹ hôm nay trước thông tin Hoàng Anh Gia Lai đối mặt án bị hủy niêm yết trên sàn HoSE vì công ty có kết quả kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp (2017, 2018, 2019). Cần nhấn mạnh, do phải điều chỉnh hồi tố số liệu báo cáo tài chính (BCTC) đã khiến lợi nhuận sau thuế của công ty các năm 2017, 2018 và 2019 đều là số âm. Riêng năm 2021, công ty đã có lãi trở lại, dự kiến tăng trưởng bằng lần sang năm 2022. Hoàng Anh Gia Lai cũng có đơn giải trình về vấn đề hồi tố báo cáo tài chính và xin có thời gian thử thách trước khi quyết định hủy niêm yết và các cổ đông của công ty này cũng có đơn khiếu nại gửi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
Sau trường hợp đang gây nhiều tranh cãi của Hoàng Anh Gia Lai, một trường hợp khác là Công ty Xây dựng số 9 (VC9) cũng đang đối diện với nguy cơ huỷ niêm yết do ghi nhận lỗ lớn sau khi hồi tố báo cáo tài chính những năm trước đây. Việc hồi tố giá vốn hàng bán tăng vọt và trích lập dự phòng các khoản nợ khó đòi vào chi phí quản lý doanh nghiệp đã khiến kết quả kinh doanh năm 2019, 2020 của VC9 cũng phải điều chỉnh với việc ghi nhận lỗ lớn trong 2 năm 2019 và 2020, lỗ lũy kế chưa phân phối tại thời điểm cuối năm 2020 là 165,6 tỉ đồng, vượt vốn góp của chủ sở hữu là 120 tỉ đồng. Tính đến cuối năm 2021, tổng số lỗ luỹ kế VC9 vẫn vượt quá số vốn điều lệ thực góp. Đây cũng là một trường hợp phải hủy niêm yết bắt buộc theo quy định
Cổ phiếu RIC của Công ty cổ phần Hoàng Gia cũng có khả năng bị hủy niêm yết nếu lợi nhuận sau thuế năm 2021 tại báo cáo kiểm toán của doanh nghiệp là số âm. Đến thời điểm hiện tại, RIC đã lỗ ròng 3 năm liên tiếp, năm 2019 lỗ 72,79 tỉ đồng và năm 2020 lỗ 81,54 tỉ đồng. Hay như trường hợp mã FTM của Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Đức Quân (Fortex) cũng đang phải đối mặt với việc hủy niêm yết, do vừa ghi nhận mức lỗ kỷ lục trong quý 4/2021 là 92 tỉ đồng, đánh dấu quý thứ 12 liên tiếp chìm trong thua lỗ. HOSE đã có thông báo lưu ý về việc cổ phiếu FTM có khả năng bị hủy niêm yết bắt buộc nếu lợi nhuận sau thuế tại báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021 của Công ty là số âm.
Theo quy định hiện hành, sau khi hủy niêm yết, các doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCoM để duy trì thanh khoản cổ phiếu. Thế nhưng dưới góc nhìn của TS Nguyễn Duy Phương, Giám đốc đầu tư khối ngoại của quỹ DG Investmet cho rằng cổ phiếu có thanh khoản hay không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng hồi phục của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp đã cạn về tài chính, khả năng hoạt động không hiệu quả thì đưa lên sàn UPCoM chẳng khác gì thêm “rác” vào sàn này.
Những cổ phiếu kém chất lượng bị đào thải là điều tất yếu nhưng ai là người chịu thiệt nhiều nhất khi cổ phiếu hủy niêm yết? Đó vẫn là các cổ đông và nhà đầu tư đại chúng. Bởi vì hầu hết cổ phiếu trước khi hủy niêm yết đều rơi vào tình trạng thị giá tụt dốc không phanh, mức giá thường dưới giá niêm yết rất nhiều, thanh khoản èo uột, nhiều cổ phiếu có khối lượng giao dịch bằng 0. Hoặc ngược lại có nhiều trường hợp các cổ phiếu trước thời điểm hủy niêm yết còn xảy ra hiện tượng tăng giá vì có những thông tin đồn đoán về việc có nhà đầu tư mới sẽ tái cấu trúc, được công ty lớn thâu tóm... và khiến cho nhà đầu tư lao vào gom cổ phiếu như con thiêu thân để rồi sau đó phải “ôm hận”.
(Theo Lao Động)
Loạt doanh nghiệp nguy cơ rời sàn vì lỗ triền miên
Tình trạng thua lỗ triền miên hay lỗ lũy kế chiếm gần hết vốn điều lệ đang khiến nhiều doanh nghiệp đối diện với rủi ro hủy niêm yết trên sàn chứng khoán.