Ngày 24/6,ủtướngrachỉthịtháogỡThẻvàngchothủysảnViệsoi keo stuttgart Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký thay Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về cơ chế phối hợp liên ngành giữa các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành ven biển trong trao đổi, xử lý thông tin nhằm ngăn chặn, tiến tới chấm dứt tình hình tàu cá Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) ở vùng biển nước ngoài.
Chỉ thị nêu rõ, để tháo gỡ “thẻ vàng”, giữ uy tín thương hiệu thủy sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành ven biển nỗ lực, quyết liệt triển khai các giải pháp chống khai thác IUU và đã được phía Ủy ban Châu Âu (EC) ghi nhận, đánh giá cao cam kết, quyết tâm chính trị và nỗ lực của Việt Nam trong triển khai thực hiện chống khai thác IUU.
Thực hiện nghiêm công tác phối hợp, trao đổi thông tin, phát hiện, phòng ngừa sớm các vụ việc vi phạm trong khai thác hải sản |
Tuy nhiên, phía EC đánh giá một số công tác vẫn còn chậm, chưa có sự chuyển biến rõ nét, đặc biệt là tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài có giảm, nhưng chưa vững chắc và diễn biến phức tạp.
Một trong những nguyên nhân quan trọng là do công tác phối hợp giữa các ban, bộ, ngành và UBND 28 tỉnh, thành ven biển chưa chặt chẽ trong trao đổi thông tin, phát hiện, ngăn chặn, phòng ngừa sớm, điều tra, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm.
Để kiên quyết ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm các quy định về chống khai thác IUU ở vùng biển nước ngoài, góp phần thảo gỡ “thẻ vàng” của EC, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện nghiêm công tác phối hợp, trao đổi thông tin, phát hiện, phòng ngừa sớm, điều tra, xử lý kịp thời các vụ việc vi phạm.
5 bộ, 28 tỉnh thành phối hợp chặt chẽ
Bộ NN-PTNT trao đổi các thông tin liên quan đến công tác quản lý tàu cá, ngư dân hoạt động khai thác hải sản trên biển; kết quả hợp tác về thủy sản, chống khai thác IUU với các nước, tổ chức quốc tế và khu vực; tàu cá mất tín hiệu, vượt ranh giới khai thác trên biển, có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài…
Bộ NN-PTNT cũng là đầu mối trao đổi thông tin về kết quả xử lý tàu cá ngư dân Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài; kết quả xác minh thông tin liên quan đến tàu cá ngư dân cho cơ quan ngoại giao để làm cơ sở đấu tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam.
Bộ Quốc phòng phụ trách về thông tin tình hình, kết quả tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các khu vực vùng biển giáp ranh, chổng lấn, tranh chấp chưa được phân định giữa Việt Nam với; tình hình, kết quả kiểm tra, kiểm soát tàu cá xuất, nhập cảng, bến theo quy định; tình hình, kết quả ngăn chặn, điều tra, xác minh xử lý tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản; tình hình, kết quả can thiệp, đấu tranh đối với các lực lượng chức năng các nước bắt giữ, xử lý trái phép tàu cá Việt Nam trên vùng biển giáp ranh.
Thông tin về kết quả xác minh thông tin liên quan đến tàu cá ngư dân cho cơ quan ngoại giao để làm cơ sở đấu tranh, bảo vệ quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam cũng do Bộ Quốc phòng phụ trách.
Bộ Công an phụ trách thông tin về tình hình, kết quả điều tra, xử lý các vụ việc có dấu hiệu tổ chức, môi giới, móc nối đưa người, tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài; đưa tàu cá, ngư dân về nước trái pháp luật; chủ trương, biện pháp xử lý của các nước đối với tàu cá, ngư dân nước ngoài vi phạm vùng biển khai thác hải sản trái phép.
Bộ Ngoại giao là nơi thông tin về tình hình đàm phán ký kết phân định ranh giới biển giữa Việt Nam và các nước liên quan; tình hình, kết quả đấu tranh, đảm bảo quyền lợi chính đáng của ngư dân Việt Nam khi bị lực lượng chức năng các nước bắt giữ, xử lý.
Bộ Ngoại giao cũng phụ trách nội dung về kết quả thu thập thông tin tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, trao trả (biển kiểm soát tàu cả, họ tên, địa chỉ thuyền trưởng, thuyền viên, vùng biển vi phạm, hậu quả xảy ra, các biện pháp ngăn chặn, xử lý của nước ngoài đối với tàu cá bị bắt giữ, v,v...) để các cơ quan, đơn vị chức năng trong nước điều tra, xử lý các vụ việc; chứng cứ vi phạm của tàu cá ngư dân Việt Nam khi các nước cung cấp…
Bộ Thông tin và Truyền thông phụ trách công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, giáo dục ngư dân không vi phạm vùng biển nước ngoài.
UBND 28 tỉnh, thành ven biển phụ trách về việc tàu cá của địa phương đã được đăng ký, đăng kiểm; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đánh dấu tàu cá; cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản.
Ngoài ra, các tỉnh này cũng nắm thông tin về tàu cá của địa phương khi đang khai thác trên biển bị mất tín hiệu, vượt ranh giới khai thác trên biển, có nguy cơ vi phạm vùng biển nước ngoài; tình hình, kết quả kiểm tra, kiểm soát tàu cá và ngư dân xuất, nhập cảng, bến theo quy định; tình hình, kết quả xử lý tàu cá, ngư dân địa phương vi phạm vùng biển nước ngoài và các vụ việc tại địa phương có dấu hiệu môi giới, móc nối đưa người, tàu cá Việt Nam đi khai thác hải sản trái phép ở vùng biển nước ngoài.
Việc trao đổi, tiếp nhận, xử lý thông tin phải đúng với nhiệm vụ được giao của các đơn vị và phải bảo đảm thông suốt 24/24 giờ trong ngày (trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp bằng các phương thức phù hợp theo quy định của pháp luật (văn bản, điện thoại, fax, email, vv...).
Thu Hằng
Lực lượng chức năng vừa cứu nạn thành công 6 thuyền viên trên tàu cá bị chìm ngoài biển, tất cả đã được đưa vào bờ an toàn.