【lịch đá afc】Tuyển tập bút ký viết về Sài Gòn của một nhà thơ người Mỹ
Tuyển tập gồm 8 đoản khúc,ểntậpbútkýviếtvềSàiGòncủamộtnhàthơngườiMỹlịch đá afc xoay quanh những điều bình dị như cây chò nâu, tiệm tạp hóa, lục bình, sở thú… cho đến những chủ đề “khó nhằn” như tục thờ cá Ông, đồn điền cao su, nghề nấu rượu… Tất cả được viết bằng giọng văn vừa dí dỏm, khoa học nhưng không kém phần thơ mộng.
Nhà thơ Paul Christiansen sinh năm 1986, quốc tịch Mỹ, tốt nghiệp cử nhân Đại học St Olaf và có bằng thạc sĩ nghệ thuật Đại học Quốc tế Florida (Mỹ). Nhận học bổng chương trình Fulbright, anh đến Quy Nhơn năm 2015 rồi sau đó chuyển hẳn đến Việt Nam làm việc. Anh hiện chuyển ngữ nhiều tác phẩm văn học Việt Nam để giới thiệu với bạn bè quốc tế.
Vốn là người yêu thiên nhiên và thơ ca, Paul Christiansen quan tâm đến những điều tạo nên nét đẹp mộc mạc, bình dị của mảnh đất hình chữ S. Tác giả tìm thấy cảm hứng từ việc đi dạo dưới bóng cây râm mát của sở thú, trăn trở về cá voi ngoài đại dương lẫn những con thú bị nhốt trong chuồng, thích thú ngắm nhìn lục bình trôi và những quả chò nâu xoay vòng trong gió… Những bài viết của Paul Christiansen độc đáo ở chỗ có sự đan xen giữa óc quan sát tinh tế của một nhà thơ và góc nhìn chuyên sâu của một nhà nghiên cứu về những cảnh quan, nghi lễ, sự thật lịch sử.
Hai bài viết đầu tiên, Sở thú Sài Gòn,Tạp hóa và cửa hàng tiện lợi, đưa người đọc tái khám phá những địa điểm quen thuộc dưới một lăng kính mới. Trong mắt nhà thơ người Mỹ, ngay cả những dây dầu gội, sữa tắm treo trước các tiệm tạp hóa trông thật lạ lẫm, được anh ví như “rêu bằng nhôm mọc trên cây hay những tấm màn bằng xâu chuỗi để che hậu cảnh”.
Nhưng Paul Christiansen không chỉ khám phá Việt Nam qua những điều mà ai cũng dễ dàng nhìn thấy. Nghề nấu rượu, Tục thờ cá Ông, Đồn điền cao su Việt Nam… khai thác những chủ đề tưởng chừng khô khan, khó nhằn thậm chí đối với người bản địa. Nghề nấu rượu xoay quanh món rượu gạo truyền thống của Việt Nam và những thăng trầm mà người làm rượu theo cách thủ công phải trải qua trong suốt thời kỳ Pháp đô hộ.
Đ.N