88Point

VAMA gặp gỡ báo chí kiến nghị giải pháp cứu ngành Ôtô. (Ảnh: NH) Phanh không kịpKhông tiết lộ con s lyon đấu với nantes

【lyon đấu với nantes】3 giải pháp cứu ngành sản xuất ô tô

3 giai phap cuu nganh san xuat o to

VAMA gặp gỡ báo chí kiến nghị giải pháp cứu ngành Ôtô. (Ảnh: NH)

Phanh không kịp

Không tiết lộ con số tồn kho cụ thể của các thành viên,ảiphápcứungànhsảnxuấtôtôlyon đấu với nantes song trao đổi với phóng viên vào trung tuần tháng 5, đại diện VAMA cho biết, lượng hàng tồn kho của các DN hiện rất cao, gấp 3-4 lần bình thường.

Ông Gaurav Gupta, Phó Chủ tịch VAMA cho biết: Không giống nhiều mặt hàng khác, các DN sản xuất ô tô thường phải lên kế hoạch sản xuất, đặt hàng nhà cung cấp linh kiện từ 3 đến 6 tháng trước. Kế hoạch đặt hàng này dựa trên dự báo nhu cầu ô tô năm sau (năm 2012 tiêu thụ khoảng 140.000 xe) và các DN đã đặt hàng theo con số dự báo này từ cuối 2011. Nay doanh số bán ra giảm 42% so với 4 tháng đầu năm 2011 thì tồn kho tính cả xe đã lắp ráp lẫn bộ linh kiện là rất cao.

4 tháng đầu năm 2012, doanh số bán ô tô của 18 DN thành viên đã giảm tới 21.331 xe so với 4 tháng đầu năm 2011

VAMA cho rằng, nguyên nhân chính khiến tiêu thụ ô tô giảm mạnh thời gian qua không phải là do kinh tế khó khăn mà do chính sách của các cơ quan chức năng. Chỉ trong thời gian ngắn chính sách đối với ô tô liên tục thay đổi. Đó là việc tăng lệ phí trước bạ lên 15-20% tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh; phí cấp biển số tại Hà Nội lên 20 triệu đồng/xe; Hà Nội xóa bỏ hàng trăm điểm trông giữ xe; Bộ Giao thông Vận tải đề xuất thu phí hạn chế phương tiện giao thông với mức thu cao và tăng 20% mỗi năm… Tâm lý người mua xe bị tác động mạnh. Ông Gaurav Gupta cho biết: “Không có khách hàng nào muốn mua một loại hàng hóa mà họ không biết trong tương lai sẽ còn phải tiếp tục đóng bao nhiêu tiền nữa”.

Chính sách thay đổi nhanh, thị trường khó khăn, các nhà sản xuất “phanh” không kịp, hàng nghìn xe xếp hàng nằm phơi nắng phơi sương tại các nhà máy sản xuất kéo theo lượng vốn khổng lồ đọng lại, công nhân giãn việc, giảm thu nhập…

Khó khăn đối với các DN sản xuất ô tô được xem là hết sức nghiêm trọng.

Giải cứu thị trường

Không trả lời thẳng vào câu hỏi nếu khó khăn này kéo dài liệu trong thời gian tới các liên doanh sản xuất ô tô có “bỏ” sản xuất không của các phóng viên, song ông Laurent Charpentier, Chủ tịch VAMA cho rằng sản lượng giảm sút đến một mức nào đó sẽ không đủ để cho các nhà máy sản xuất lắp ráp. Cùng với đó là lộ trình giảm thuế NK xe nguyên chiếc vào năm 2018 sẽ khiến thị trường Việt Nam rơi vào thực tế chỉ còn NK xe nguyên chiếc. Số lượng khi đó sẽ không bằng sản xuất song cũng khá lớn với nhu cầu sử dụng ô tô tại Việt Nam rất cao, con số dự tính Việt Nam sẽ phải bỏ ra để NK ô tô là 12 tỷ USD/năm.

Tuy nhiên, ông Laurent Charpentier vẫn tin rằng Chính phủ Việt Nam vẫn muốn phát triển ngành công nghiệp ô tô. Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng Quy hoạch phát triển công nghiệp ô tô Việt Nam với mục tiêu thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất.

Nếu Chính phủ quyết định áp dụng các mức lệ phí và thuế như hiện nay cũng như ban hành phí hạn chế phương tiện cá nhân với mức từ 20 đến 50 triệu/xe/năm và tăng thêm 20% sau mỗi năm thì sản lượng ô tô của Việt Nam đến năm 2020 chỉ còn khoảng 179.000 xe và ngân sách Nhà nước trong 8 năm tới sẽ thất thu khoảng 12 tỷ USD.

Mặt khác, ông Laurent Charpentier phân tích, các DN thành viên VAMA đều sở hữu những thương hiệu toàn cầu và có đóng góp lớn cho ngân sách cũng như ngành công nghiệp ô tô. Đây là kết quả đạt sau nhiều năm nỗ lực của Chính phủ và các DN. Chủ tịch VAMA khẳng định VAMA muốn đẩy mạnh phát triển công nghiệp ô tô tại Việt Nam chứ không muốn lắp ráp giản đơn, muốn vậy thì chính sách phải ổn định lâu dài để các DN nhìn thấy và xây dựng các kế hoạch dài hạn.

Trước mắt để cứu các DN sản xuất ô tô, VAMA đề xuất lên Chính phủ 3 giải pháp: Hủy bỏ đề án thu phí hạn chế phương tiện cá nhân và không bao giờ áp dụng; Giảm lệ phí trước bạ xuống 5% và áp dụng trong toàn quốc; Giảm thuế GTGT.

Theo ông Laurent Charpentier, chỉ cần thực hiện 2 đề xuất đầu thì thị trường ô tô sẽ nhanh chóng lấy lại doanh số. Điều này không chỉ cứu các DN ô tô mà còn góp phần phát triển kinh tế đất nước thông qua nguồn thuế, phí thu được cũng như kích thích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ khác.

Theo tính toán của VAMA đến năm 2020 sản lượng ô tô trên thị trường Việt Nam sẽ đạt 400.000 xe và các khoản đóng góp cho Nhà nước sẽ nhiều hơn, Nhà nước sẽ có tiền để đầu tư vào hạ tầng và ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ phát triển, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nguyễn Hà

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap