Mục tiêu của Đề án hướng tới năm 2020 đảm bảo cơ bản hình thành khung kết nối hạ tầng ASEAN theo chương trình tổng thể kết nối ASEAN,êduyệtđềánchínhsáchpháttriểnđồngbộkếtcấuhạtầbxh bóng đá bỉ đặc biệt là hạ tầng giao thông, đồng thời kết nối được một cách tương đối đồng bộ mạng hạ tầng trong nước với khung hạ tầng kết nối khu vực ASEAN, nhất là các tuyến trục chính thuộc các hành lang Đông Tây; xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông trong nước, gắn kết chiến lược phát triển giữa các ngành nhằm phát triển vận tải đa phương thức, đưa Việt Nam trở thành cửa ngõ kết nối Đông Nam Á tới Ấn Độ Dương; hài hòa hóa một bước căn bản về các chính sách thương mại, đầu tưvà xuất nhập cảnh với các quốc gia trong khu vực đảm bảo giao thương thuận lợi, nâng cao hiệu quả đầu tư kết cấu hạ tầng nói chung và hạ tầng kết nối khu vực nói riêng.
Đề án đưa ra những định hướng chính sách phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng, gắn phát triển kết cấu hạ tầng trong nước với mạng lưới hạ tầng trong các liên kết khu vực; những giải pháp thực hiện hiệu quả phát triển kết cấu hạ tầng kết nối khu vực.
Theo định hướng, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong nước được xây dựng đồng bộ, hiện đại trên cơ sở sử dụng nguồn lực hợp lý để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm; ưu tiên các công trình có tính lan tỏa, đảm bảo kết nối các phương thức vận tải, các trung tâm kinh tếlớn, các vùng kinh tế trọng điểm, các cửa ngõ, đầu mối giao thông quan trọng gắn với với mạng lưới hạ tầng giao thông trong các liên kết khu vực.
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong nước sẽ tiếp tục được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Kết cấu hạ tầng năng lượng trong nước phát triển đồng bộ; thực hiện đúng tiến độ các nhà máy điện theo Quy hoạch điện lực quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; ưu tiên các nhà máy có công suất từ 1.000 MW trở lên; phát triển cân đối công suất nguồn trên từng miền: Bắc, Trung, Nam; ưu tiên phát triển nguồn điện năng lượng mặt trời, điện gió; nghiên cứu đưa nhà máy thuỷ điện tích năng vào vận hành phù hợp với sự phát triển của hệ thống điện.
Chính sách phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông trong nước là phát triển mạnh hệ thống kết nối đa dạng với quốc tế, hình thành siêu xa lộ thông tin trong nước và liên kết quốc tế. Tiếp tục phát triển vệ tinh viễn thông; xây dựng khu công nghệ thông tin trọng điểm quốc gia; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và toàn bộ nền kinh tế. Coi thúc đẩy phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong từng ngành, từng lĩnh vực. Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ thông tin, thúc đẩy ngành công nghiệp phần mềm phát triển nhanh, bền vững; nâng cao năng lực làm chủ công nghệ và hiệu lực, hiệu quả quản lý hệ thống hạ tầng thông tin; bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, chủ quyền quốc gia về không gian mạng...