【kqbd la liga hom nay】Axit độc trong rau quả gấp trăm lần bún tươi, bánh phở

tiền căn sỏi thận, cacao, rau dền, măng tươi, Axit Oxalic, giáo dục sức khỏe

Cacao, rau dền, khế và măng tươi không lợi cho người có tiền căn sỏi thận..

Vấn đề được nêu tại Hội thảo khoa học "An toàn thực phẩm và dinh dưỡng với Axit Oxalic" do Hội Y tế Công cộng TP HCM vừa tổ chức tại Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe TP HCM.

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Hội Y tế công cộng TP HCM cho biết, kết quả phân tích axit oxalic trong thực phẩm do Trung tâm sắc ký Hải Đăng nơi ông làm việc thực hiện từ tháng 6 đến 10/12 ghi nhận nhiều loại chế biến từ tinh bột có chứa loại axit oxalic.

Cụ thể, có 112 mẫu bún tươi, bánh phở, hủ tiếu dương tính với nồng độ từ 40 đến 80 mg/kg. 120 mẫu bột mì nguyên liệu có nồng độ từ 150 đến 300 mg/kg. Đặc biệt cả 62 mẫu mì tôm các loại mang đi xét nghiệm đều có chứa axit oxalic ở nồng độ từ 100 đến 200 mg/kg.

Tuy nhiên, cũng theo ông Sơn, axit oxalic còn có mặt phổ biến trong nhiều loại thực phẩm tự nhiên. Nhiều loại thậm chí còn ở hàm lượng cao hơn nhiều lần so với trong thực phẩm chế biến. Cụ thể, ở măng tươi, hàm lượng axit oxalic khoảng 3.333 mg/kg; lá rau dền có hàm lượng 5.300 mg/kg; lạc rang khoảng 131 mg/kg; bắp nguyên hạt (386 mg/kg); hạt điều rang (263 mg/kg). Axit oxalic còn có nhiều trong củ gừng, quả chuối, đậu nành, củ cải đường, cà chua, cà phê...

Từ thực tế này, giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn cho rằng, cần nghiên cứu để ấn định hàm lượng tối đa cho từng loại thực phẩm. "Ví dụ sản phẩm chế biến từ bột gạo thuần túy thì hàm lượng axit oxalic không vượt quá 60 mg/kg. Đối với bột mì có nhiều axit oxalic hơn nên ấn định hàm lượng axit này cho mì tôm sẽ cao hơn", ông Sơn nói.

Tiến sĩ - bác sĩ Dương Thị Ngọc Thu, khoa Ngoại - Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết do axit oxalic có mặt trong nhiều loại thức ăn tự nhiên nên người dân không nên quá hoang mang. "Với người khỏe mạnh, ngộ độc axit oxalic là rất khó xảy ra. Nguy cơ sỏi thận khi ăn thực phẩm có axit oxalic là gần như không đáng kể nếu không ăn liên tục lâu dài hoặc ăn lượng lớn", bà Thu nói.

Tuy nhiên, bà Thu cảnh báo những người bị bệnh tăng oxalat máu, bệnh gút, viêm khớp dạng thấp, đau âm hộ mãn tính thì nên tránh dùng các loại thực phẩm chứa nhiều axit oxalic vì dễ làm bệnh nặng hơn.

Các bác sĩ cũng khuyên uống nhiều nước là cách tốt nhất để có thể loại bớt axit độc hại này khỏi cơ thể.

Theo VNE