88Point

Hải quan tích cực xử lý chính sách thuế đối với hàng xuất nhập khẩuXuất nhập khẩu hàng hóa qua thươn tỷ số bóng đá croatia

【tỷ số bóng đá croatia】Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu còn bất cập, khó thực hiện

Hải quan tích cực xử lý chính sách thuế đối với hàng xuất nhập khẩu
Xuất nhập khẩu hàng hóa qua thương mại điện tử: Thúc đẩy thương mại gắn liền quản lý chặt chẽ
Chính sách quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu còn bất cập, khó thực hiện
Hoạt động nghiệp vụ tại Hải quan Cao Bằng (tháng 5/2023). Ảnh: T.Bình

Bất cập chính sách quản lý với mặt hàng thuốc lá thế hệ mới

Mới đây, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) góp ý với Bộ Công Thương nhiều vấn đề liên quan đến hệ thống văn bản pháp luật quản lý ngoại thương. Đối với biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, Bộ Tài chính cho rằng, theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương, thì hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thuộc thẩm quyền do Chính phủ quy định Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu. Đối với hàng hoá áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu sẽ do “Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định việc tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu trên cơ sở lấy ý kiến hoặc theo đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình”. Theo quy định hiện hành, Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện được ban hành tại Phụ lục I, Phụ lục III Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.

Tuy vậy, qua quá trình theo dõi, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) cho rằng việc điều hành chính sách quản lý đối với một số mặt hàng mới phát sinh trong giai đoạn vừa qua còn bất cập, chưa đúng theo tinh thần Luật Quản lý ngoại thương, cá biệt như mặt hàng thuốc lá thế hệ mới.

Hiện nay mới chỉ có quy định quản lý chuyên ngành đối với thuốc lá truyền thống theo Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 106/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017, Nghị định số 08/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018, Nghị định 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn liên quan mà chưa có quy định cụ thể đối với mặt hàng thuốc lá thế hệ mới như: thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng bao gồm cả linh kiện, nguyên liệu, vật tư bộ phận lắp ráp, hương liệu, hoá chất… sử dụng để sản xuất, lắp ráp cấu thành nên sản phẩm hoàn chỉnh của mặt hàng này.

Mặt hàng này cũng chưa được định danh cụ thể tại Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu cũng như Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP.

Tuy nhiên, giai đoạn vừa qua, Bộ Công Thương đã có một số văn bản trả lời cơ quan Hải quan và một số doanh nghiệp về chính sách quản lý mặt hàng này “chưa được nhập khẩu vào Việt Nam”, “chưa nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện… sử dụng cho thuốc lá điện tử, chưa nhập khẩu sản phẩm thuốc lá điện tử…”. Đối chiếu với Luật Quản lý ngoại thương, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP thì hướng dẫn: “chưa được/chưa nhập khẩu vào Việt Nam” không phù hợp với các biện pháp quản lý ngoại thương đang được áp dụng hiện nay bao gồm các biện pháp: cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện.

Bên cạnh đó, theo Bộ Tài chính những quy định được ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật sẽ có tính chất minh bạch, rõ ràng… Vì vậy, việc hướng dẫn bằng công văn đối với mặt hàng thuốc lá thế hệ mới sẽ gây khó khăn cho các đơn vị thực thi trong công tác quản lý mặt hàng này trong giai đoạn hiện nay.

Do đó, theo Bộ Tài chính, đối với những nhóm mặt hàng yêu cầu cơ chế quản lý đặc biệt nói chung, mặt hàng thuốc lá thế hệ mới nói riêng, Bộ Công Thương cần nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành hoặc chủ trì xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể chính sách quản lý để các đơn vị thực thi có cơ sở thực hiện thống nhất, đúng quy định tại văn bản pháp quy.

Làm rõ các loại giấy phép

Về biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu, Điều 29 Luật Quản lý ngoại thương quy định biện pháp quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu; tại khoản 1, 2 Điều 4 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định: đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan; đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.

Hình thức quản lý theo quy định trên là Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương) hoặc điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu theo khái niệm đã quy định tại Luật Quản lý ngoại thương. Tuy nhiên, theo Phụ lục III Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện ban hành kèm Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định loại chứng từ như: “giấy đăng ký lưu hành”, “số lưu hành”, “giấy phép lưu hành”, “công bố tiêu chuẩn” đối với các mặt hàng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế là “Được nhập khẩu theo nhu cầu không phải xác nhận đơn hàng”.

“Chứng từ này tuy không phải là giấy phép nhập khẩu hoặc điều kiện nhập khẩu theo Luật Quản lý ngoại thương nhưng việc quy định theo Nghị định số 69/2018/NĐ-CP dẫn tới việc cơ quan Hải quan phải yêu cầu doanh nghiệp xuất trình, cung cấp thông tin chứng từ này để xác định đây có phải là đối tượng được phép nhập khẩu theo nhu cầu, không phải xác nhận đơn hàng hay không. Việc này là gây phát sinh thủ tục hành chính và không đúng với những khái niệm quy định tại Luật Quản lý ngoại thương”, Bộ Tài chính nêu.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap