【soi kèo bóng đá ngày mai】Sau tết: Mứt ế về vùng sâu

Những hộp mứt này nếu không bán được sẽ chia nhỏ từng loại để bán cho học sinh
Những hộp mứt này nếu không bán được sẽ chia nhỏ từng loại để bán cho học sinh

Trẻ thích là được

Đối với người dân vùng sâu,ếtMứtếvềvùngsâsoi kèo bóng đá ngày mai vùng xa như ở xã biên giới Chiềng Khương (Sông Mã) mua trái cây ngon và bánh kẹo xịn là điều xa xỉ khi mà cuộc sống của người dân nơi đây vẫn khó khăn.

Chị Thơm đưa đứa con trai 7 tuổi đi chợ, ghé vào cửa hàng tạp hóa chị chọn nhanh 2 gói mứt bí đã chảy nước bên trong với giá 12 nghìn đồng. Gói mứt bí không nhãn mác, không ghi hạn ngày sử dụng chỉ một dòng chữ “chúc mừng năm mới” duy nhất bên ngoài cùng cành đào in màu lòe loẹt.

“ Tết các cháu không được ăn, giờ đi bán được gà mới mua làm quà tết”, chị Thơm nói. Khi được hỏi chị có biết sản phẩm này đã sắp hỏng ăn vào không tốt cho trẻ nhỏ, chị cười buồn “chúng nó thích là được chứ”.

Ở cạnh đó, thùng trái cây có chi chít chữ Trung Quốc cũng được nhiều người chọn lựa. Những quả táo, quả lê sứt sẹo, thâm nâu, nhiều quả bị đốm mốc vòng quanh vẫn được người dân ở đây mua sử dụng vì đang được giảm giá.

Chị Ngọc, người kinh doanh cửa hàng tạp hóa có thâm niên ở vùng đất này cho biết, vì còn khó khăn nên người dân ở đây chỉ mua và sử dụng những loại bánh kẹo, trái cây rẻ tiền. Trước tết, chị Ngọc nhập về rất nhiều hàng hóa phụ vụ tết Nguyên đán, đặc biệt là các loại mứt.

Túi mứt bí không nhãn mác, hạn sử dụng được chị Thơm mua cho con vì chúng thích

“Giờ hết tết nhưng nhu cầu người dân mua sử dụng vẫn còn, những hộp mứt kia nếu không bán được chị sẽ chia nhỏ ra từng loại đóng túi bán cho học sinh”, chị Ngọc nói.

Chị Ngọc cho biết thêm, sau tết ở dưới xuôi còn mứt tết chưa bán hết thì lại vận chuyển lên đây để bán. Vì là hàng “chạy” nên bán giá rẻ người dân ở đây vẫn mua và sử dụng bình thường.

Được biết, hàng hóa bánh kẹo được bán ở vùng sâu vùng xa chủ yếu được nhập về từ các làng nghề như La Phù ( Hà Đông). Từ bánh kẹo nhái các thương hiệu lớn đến các loại bánh sản xuất theo lối truyền thống được nhuộm màu rất bắt mắt. Theo khảo sát của PV, những loại bánh kẹo này đều rất mập mờ hạn sử dụng. Hộp mứt đầy màu sắc có ghi “hạn sử dụng 3 tháng từ ngày sản xuất” nhưng tìm mỏi mắt cũng chả thấy ngày sản xuất là ngày nào(?!)

Vệ sinh an toàn thực phẩm không về tới vùng sâu?

Trao đổi với PV, ông Trịnh Văn H (UBND xã Chiềng Khương) cho biết, dịp cuối năm cũng có đoàn kiểm tra của phòng y tế huyện đi kiểm tra nhưng ở vùng sâu, vùng xa thì việc kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hóa rất hạn chế.

“Người dân ở đây đời sống còn khó khăn, họ chỉ quan tâm đến cái ăn chứ không biết hàng hóa có đạt chất lượng hay không”, ông H nói.

Những trái lê đã lốm đốm mốc vẫn được người dân mua về sử dụng

Không chỉ mặt hàng bánh kẹo, trái cây, việc bảo quản hàng hóa đối với một số mặt hàng có điều kiện như sữa, thực phẩm tươi sống cũng không được người dân ở đây chú trọng. Sữa được bày tràn cả ra đất, thậm chí chúng còn được phơi nắng mỗi sáng. Nơi bán hàng thịt cá, điều kiện vệ sinh không được đảm bảo, ruồi nhặng bu đầy thịt, lòng già, tim phổi lẫn lộn trên chiếc bàn gỗ bẩn thỉu.

Ông H cho biết, việc giết mổ trâu bò, lợn gà ở đây đều do người dân ở đây đảm nhiệm và tự mang đi bán không hề có cơ quan kiểm dịch. Việc gia súc, gia cầm bị bệnh mà vẫn được giết mổ và đem bán vẫn thường xảy ra, nhất là vào mùa đông gia cầm chết vì dịch khá nhiều.

Dù cách thị trấn không xa, chừng vài chục cây số nhưng ở xã Chiềng Khương hàng kém chất lượng vẫn nhan nhản đầy chợ và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm dường như vẫn còn rất mới lạ ở đây, mặc dù trên ti vi hàng ngày vẫn đưa tin có nhiều đoàn kiểm tra về cơ sở.

Thanh Uyên