Theướccoacutecơsởgiaacuteodụcnghềnghiệket qua bong da ma caoo báo cáo tại buổi làm việc, hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 23 cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang hoạt động, trong đó có 2 trường cao đẳng, 3 trường trung cấp, 8 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 4 trung tâm giáo dục nghề nghiệp, 6 đơn vị có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Giai đoạn 2016-2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tuyển sinh đào tạo trên 53 ngàn lao động, tỷ lệ học viên ra trường có việc làm đạt 90%. Hiện nay, lực lượng lao động của tỉnh từ 15 tuổi trở lên là trên 617 ngàn người. Qua khảo sát, nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp giai đoạn 2022-2025 trên 164 ngàn lao động có trình độ từ sơ cấp đến đại học.
Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo đề án tại buổi làm việc
Trong bối cảnh Bình Phước đặt mục tiêu phát triển theo hướng công nghiệp, trong đó yêu cầu đặc biệt quan trọng là phải nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Tuy nhiên, thực trạng cho thấy công tác đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều hạn chế; ngành nghề đào tạo chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Hiện trên địa bàn tỉnh chưa có trường đào tạo nghề chất lượng cao do thiếu nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng nhấn mạnh: Việc đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề là một trong những đề án lớn, quan trọng và nằm trong chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
Trên cơ sở ý kiến của các sở, ngành, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Huỳnh Thị Hằng yêu cầu các đơn vị liên quan phân tích, làm rõ hơn các mô hình hoạt động của các cơ sở đào tạo nghề, trên cơ sở đó sắp xếp lại sao cho khoa học, hiệu quả, nhằm hạn chế tình trạng lãng phí về cơ sở vật chất và con người. Đối với các sở, ngành cần tiếp tục tăng cường phối hợp để góp ý, bổ sung xây dựng đề án phù hợp với định hướng của tỉnh.