【osaka vs】7 tác hại cho sức khỏe nếu bạn ăn thịt nhiều quá mức

Theáchạichosứckhỏenếubạnănthịtnhiềuquámứosaka vso bác sĩ Trần Đức Cảnh, Khoa Nội soi - Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội) các loại thịt là thực phẩm phổ biến trong các bữa ăn gia đình. Thiếu thịt có thể dẫn tới thiếu chất đặc biệt là chất đạm góp phần tạo nên cơ bắp và tăng cường miễn dịch. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn quá nhiều thịt lại không tốt.

Bác sĩ Cảnh chỉ ra các nguy cơ đối với những người thích ăn thịt.

Thứ nhất, tăng cảm giác buồn ngủ 

Protein vốn được biết đến là nguồn cung cấp năng lượng kéo dài, vì vậy bạn có thể ngạc nhiên khi chế độ ăn nhiều thịt khiến bạn mệt mỏi. Chuyên gia dinh dưỡng Caroline Passerrello, phát ngôn của Viện dinh dưỡng Mỹ cho biết carbohydrate có thể nhanh chóng chuyển hóa thành glucose - nguồn cung cấp năng lượng sẵn có nhất của cơ thể, nhưng protein thì không thể chuyển hóa thành năng lượng ngay lập tức mà cần nhiều thời gian để tiêu hóa.

Tuy nhiên, não chỉ có thể sử dụng glucose để tạo năng lượng, nên nếu chế độ ăn mà toàn protein tiêu hóa chậm thì việc cung cấp năng lượng cho não cũng có thể bị chậm lại theo. Chuyên gia Passerrello cho biết, nguồn năng lượng chuyển hóa từ protein cần nhiều thời gian hơn để đến não, vì vậy bạn sẽ kém tập trung hơn một chút. Bà cũng nói điều tương tự sẽ xảy ra với cơ bắp vì cơ quan này cũng hoạt động bằng glucose. Hậu quả là làm cơ thể mệt mỏi và gây hiện tượng sương mù não.

Thứ hai, ảnh hưởng đến da và tóc

Nếu ăn quá nhiều thịt thì có thể bạn sẽ bỏ qua các nhóm thực phẩm khác. Vitamin C hiếm khi được tìm thấy trong các thực phẩm từ động vật vì vậy bạn có thể bị thiếu hụt vitamin C. 

Vitamin C đóng vai trò hình thành collagen - một loại protein tạo nên cấu trúc của da, tóc, móng, xương. Khi ăn quá nhiều thịt, da trở nên thô sần và khô ráp, tóc mọc kém. Khi cắt giảm các sản phẩm từ động vật và thay thế bằng thực vật, làn da của bạn sẽ trở nên đẹp hơn. Bạn nên ăn các loại rau có lá xanh đậm mỗi ngày.

an nhieu thit.png
Ăn quá nhiều thịt sẽ không tốt cho sức khỏe. Ảnh: Moody

Thứ ba, bệnh tim mạch

Một trong những lợi ích khác của chất xơ là giảm khả năng hấp thu cholesterol nên có lợi cho tim mạch. Nếu ăn nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ và thịt chế biến sẵn thì có nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch.

Nguồn thịt này có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng cholesterol LDL “xấu” và do đó gây hại cho tim mạch. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo lượng chất béo bão hòa nên hạn chế ở mức chiếm 5-6 % tổng lượng calo, hoặc chiếm 13 calo trong chế độ ăn 2.000 calo.

Thứ tư, tăng tình trạng viêm

Theo bác sĩ Cảnh, chất béo bão hòa trong thịt có thể làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể . Hơn nữa, trong thịt lại có rất ít chất chống oxy hóa chống viêm. 

Thứ năm, bệnh sỏi thận

Ăn nhiều protein có thể gây hại cho thận. Trong protein động vật chứa nhiều purin, có khả năng phân hủy thành axit uric và làm tăng nguy cơ lắng đọng thành sỏi thận. Đặc biệt nguy cơ này sẽ tăng lên nếu người đó có tiền sử gia đình và bản thân mắc bệnh thận. 

Thứ sáu, thừa cân béo phì

Hiện có nhiều thông tin nói rằng ăn nhiều protein giúp bạn có thân hình săn chắc và vạm vỡ như mong muốn. Mặc dù protein giúp xây dựng cơ bắp, nhưng nếu ăn quá nhiều lại có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Cụ thể là nếu bạn ăn nhiều protein hơn mức cơ thể cần, thì cơ thể sẽ không tích trữ dưới dạng protein mà là dưới dạng chất béo.

Thứ bảy, tăng nguy cơ ung thư

Theo bác sĩ Cảnh, ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng. Người thường xuyên ăn thịt chế biến sẵn với bất kỳ số lượng nào dễ có nguy cơ bị ung thư dạ dày và đại trực tràng hơn. 

Vì vậy, nên thay thế một phần thịt bò, thịt lợn và thịt chế biến sẵn thành thịt gia cầm hoặc protein thực vật như các loại đậu.

Một sức khỏe tốt cần chế độ ăn cân bằng, đa dạng thực phẩm như thịt, cá. Tăng cường trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt cung cấp nhiều chất xơ nhưng trong thịt lại hầu như không có chất này. 

Cách nhận biết thịt lợn nhập khẩu an toànThịt lợn nhập khẩu chất lượng là thịt có nguyên kiện, thông tin bao bì ghi rõ ràng, hạn sử dụng, ngày nhập khẩu, nhập nước nào, khối lượng bao nhiêu.