Nhận Định Bóng Đá

【trận tokyo】Thay đổi cách định giá vé máy bay: Kỳ vọng gì cho hành khách?

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Ngoại Hạng Anh  查看:  评论:0
内容摘要:1 người thiệt mạng trên máy bay Singapore Airlines: Đừng đùa với quy định thắt dây an toàn Làm sao ' trận tokyo

1 người thiệt mạng trên máy bay Singapore Airlines: Đừng đùa với quy định thắt dây an toàn Làm sao ''hạ nhiệt'' giá vé máy bay?đổicáchđịnhgiávémáybayKỳvọnggìchohànhkhátrận tokyo Uỷ ban Cạnh tranh Quốc gia yêu cầu hãng hàng không cung cấp thông tin về giá máy bay trước ngày 4/6

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGTVT quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc định giá vé máy bay nội địa tại Việt Nam.

Sẽ chỉ còn khung giá tối đa

Theo quy định trước đây, giá vé máy bay nội địa được Bộ GTVT quy định khung giá. Điều này có nghĩa là các hãng hàng không có thể tự do đặt giá vé trong phạm vi khung giá do Bộ quy định. Tuy nhiên, Thông tư mới đã thay đổi cách thức này sang việc Bộ GTVT sẽ quy định giá tối đa cho vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản.

Thay đổi cách định giá vé máy bay: Kỳ vọng gì cho hành khách?
Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành Thông tư số 13/2024/TT-BGTVT quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không - Ảnh minh hoạ

Cụ thể, Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) sẽ có trách nhiệm thẩm định phương án giá do các hãng hàng không đề xuất và báo cáo Bộ GTVT ban hành văn bản định giá tối đa cho vé máy bay nội địa hạng phổ thông cơ bản.

Việc thay đổi cách thức định giá này được kỳ vọng sẽ giúp kiểm soát giá vé máy bay nội địa, tránh tình trạng giá vé tăng cao đột biến, mang lại lợi ích trực tiếp cho người tiêu dùng. Ngoài ra, điều này cũng sẽ tạo điều kiện cho các hãng hàng không cạnh tranh lành mạnh trên cơ sở chất lượng dịch vụ.

Bỏkhung giá tối thiểu, vẫn cần kiểm tra, giám sát thị trường

TS. Nguyễn Minh Phong – Chuyên gia kinh tế, Nguyên Phó vụ trưởng, Phó Ban Tuyên truyền, lý luận Báo Nhân Dân, Nguyên Viện trưởng Viện phát triển Hà Nội - cho rằng, việc áp dụng khung giá tối đa giúp cho phát triển ngành hàng không Việt Nam, duy trì quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo việc chống độc quyền giá.

Trước kia, việc điều hành theo khung giá thì có áp dụng giá sàn. Việc này nhằm tránh sự cạnh tranh không lành mạnh khi các doanh nghiệp mới ra đời thường hạ giá để gây sức ép và có thể gây ra phá sản cho các doanh nghiệp khác, nhất là các doanh nghiệp nhà nước.

Việc này đã có một thời kỳ khá nóng và Chính phủ đã phải đưa ra hình thức đó để xử lý. Việc xây dựng mặt bằng khung giá để cạnh tranh lành mạnh vào thời điểm đó là rất cần thiết. Tuy nhiên thời điểm hiện tại theo TS Nguyễn Minh Phong, cơ chế quản lý nên có sự thay đổi.

"Hiện nay tình trạng giảm giá theo kiểu vô tội vạ đã không còn nữa nên việc điều hành bằng giá tối đa thay vì có khung trên khung dưới thì hiện tại chỉ còn một khung giá trần thôi. Đây cũng là một kết nối cơ chế bình thường và đồng thời cũng khẳng định thị trường ngày càng lành mạnh hơn. Do đó việc điều chỉnh bằng giá tối đa giúp cho vấn đề cạnh trạnh giá vé trở nên đơn giản hơn", - TS Nguyễn Minh Phong nói.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, cơ quan quản lý vẫn cần chú ý kiểm tra xem có trường hợp nào bán phá giá hay có hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không.

“Các cơ quan quản lý cần quan sát thị trường nếu doanh nghiệp nào giảm chuỗi liên lục, giảm dưới giá thành sản xuất thì nhất định phải thổi còi hoặc điều tra chống bán phá giá. Không quy định giá sàn nhưng không có nghĩa là được cạnh tranh theo kiểu bán phá giá. Ví dụ một doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá, tiêu diệt hết doanh nghiệp trong nước thì không được. Ngay cả Mỹ bây giờ thị trường tự do đấy nhưng mà doanh nghiệp bán phá giá, dưới giá thành sản xuất thì cũng bị điều tra, xử lý”- ông Phong giải thích.

Theo ông Phong, việc xác định được doanh nghiệp nào bán phá giá có thể dựa vào đánh giá giá thành sản xuất của hãng bay.

“Ví dụ bay 1000km nhưng tính giá chỉ có 1 đồng mà bán suốt như vậy thì không có lý vì tiền xăng là đã cao hơn thế rồi. Nên giá tối thiểu phải bằng giá thành sản xuất, chi phí phải hợp lý. Trong ngành kỹ thuật có thể xác định được vì đều có biểu giá để so sánh” - ông Phong phân tích.

Chuyên gia kinh tế - Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng trường hợp tăng giá vé vô tội vạ theo kiểu độc quyền cũng cần phải được xử lý. Nhất là kiểu thoả thuận độc quyền giữa các hãng với nhau để cùng nâng giá vé tạo sức ép cho hành khách cũng cần thiết phải xử lý.

“Mặc dù thời gian qua đã chứng minh những hành động tăng giá vé theo kiểu duy ý chí đã bị phản ứng của thị trường bởi người mua họ sẽ không mua nữa, không đi nữa. Đó cũng là một biện pháp trả đũa của thị trường”- ông Phong nêu.

Ông Phong cho rằng việc áp dụng khung giá tối đa áp dụng thời điểm hiện tại là hợp lý. Tuy nhiên, trong tương lai khi thị trường đã trở nên cạnh tranh tự do, lành mạnh, đầy đủ, cơ quan quản lý cần phải quản lý giá vé thông qua thị trường.

Thị trường hàng không nội địa liệu vẫn còn ít hãng bay?

Đánh giá về thị trường hàng không nội địa Việt Nam, ông Phong cho rằng sự xuất hiện của các hãng máy bay và tồn tại của cơ cấu hiện tại là do thị trường. Nhìn chung thị trường ngày càng hoàn thiện hơn trên cơ sở số lượng (các hàng hàng không – PV) được điều chỉnh theo tiếng gọi của thị trường và sức ép cạnh tranh của thị trường và thứ 3 là cũng phù hợp với nhu cầu hiện tại.

Ông Phong cho rằng, nếu trong thời gian tới khi quy mô tăng lên thì các hãng hàng không khác sẽ tiếp tục ra đời và quy mô của các đơn vị sẽ tiếp tục lớn lên.

“Cũng không có chuẩn nào cho việc một nước như Việt Nam hay những nước khác cần bao nhiêu hãng bay cả. Nó tuỳ thuộc vào cạnh tranh của cả thế giới, chưa kể năng lực cạnh trạnh của mỗi đơn vị", ông Phong nhận định.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap