【kết quả 24h.nét】Đồng bằng sông Cửu Long cần phát triển bền vững theo hướng kinh tế xanh
Khơi dậy tiềm năng
Phát biểu tại diễn đàn Mekong Connect 2024 (diễn ra sáng ngày 18/12/2024),ĐồngbằngsôngCửuLongcầnpháttriểnbềnvữngtheohướngkinhtếkết quả 24h.nét ông Hồ Văn Mừng – Chủ tịch tỉnh An Giang cho biết, ĐBSCL được đánh giá là vùng đất giàu tiềm năng với những cánh đồng lúa rộng lớn, hệ sinh thái thủy sản phong phú và nguồn lao động dồi dào, là trụ cột quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, ĐBSCL đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, sụt lún đất và áp lực cạnh tranh toàn cầu.
Mekong Connect 2024 – Cơ hội đẩy mạnh hợp tác kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Hoàng Dương. |
Vùng ĐBSCL là “vựa lúa lớn nhất” của Việt Nam, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước và đóng góp hơn 90% gạo xuất khẩu; cung cấp hơn 70% sản lượng thủy sản và đóng góp khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (đặc biệt là cá và tôm). Vùng này còn chiếm khoảng 60% sản lượng trái cây của cả nước, được xuất khẩu sang các thị trường lớn của quốc tế như EU, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, góp phần tăng giá trị nông nghiệp Việt Nam cùng với tiềm năng rất lớn để phát triển dịch vụ logistics và du lịch. |
Để đánh thức tiềm năng, thế mạnh, hướng đến phát triển bền vững, tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vùng, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 13-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030, ĐBSCL là vùng sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả của quốc gia, khu vực và thế giới; phát triển kinh tế biển; kinh tế du lịch; tăng cường kết nối nội vùng, liên vùng, trong nước và quốc tế; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa.
Đến năm 2045, ĐBSCL là vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; có trình độ phát triển khá so với cả nước; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, phân bổ hợp lý, thích ứng biến đổi khí hậu.
Tỉnh An Giang là một trong những địa phương thuộc vùng ĐBSCL có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xanh, bền vững. Ảnh: Hoàng Dương, |
Chủ tịch tỉnh An Giang cũng cho hay, Diễn đàn Mekong Connect là diễn đàn kinh tế thường niên lớn nhất vùng ĐBSCL, mang ý nghĩa hết sức tích cực vừa là hoạt động thường niên dành cho doanh nhân, doanh nông, nông dân, nhà quản lý, chuyên gia. Đồng thời, cũng là mục tiêu gắn kết, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, diễn đàn còn tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận, nắm bắt các cơ hội, thách thức khi tham gia thị trường quốc tế và tăng cường liên kết, hợp tác để nâng cao lợi thế cạnh tranh, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp. Các địa phương, doanh nhân, doanh nông, nông dân, nhà quản lý, chuyên gia trong và ngoài nước gặp gỡ xây dựng các mối liên kết, thiết lập các mối liên hệ, giới thiệu các sản phẩm thế mạnh, tiềm năng của mình.
Còn ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh cho hay, thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đã chủ động triển khai nhiều chương trình hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng ĐBSCL như kết nối doanh nghiệp, kết nối cung - cầu hàng hóa, xúc tiến đầu tư - thương mại nhằm hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản của các địa phương vùng ĐBSCL đến với người dân TP. Hồ Chí Minh và khách du lịch.
Các hoạt động này tạo môi trường và động lực cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong vùng ĐBSCL chủ động hợp tác liên kết, hợp tác giao thương, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế bền vững cho toàn khu vực và sự phát triển chung của cả nước.
Trong những năm gần đây, nhiều địa phương thuộc vùng ĐBSCL thường xuyên tham gia giới thiệu, quản bá sản phẩm địa phương tại các chương trình, sự kiện xúc tiến thương mại được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Hoàng Dương. |
Tiềm năng hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh với ĐBSCL rất lớn, tuy nhiên kết quả đến nay đạt chưa được như mong muốn, hoạt động liên kết vùng chưa đi vào chiều sâu, hiệu quả chưa đạt như kỳ vọng do còn tồn tại nhiều khó khăn, thách thức về điều kiện tự nhiên, công nghệ, vốn đầu tư, chất lượng nuồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, môi trường đầu tư - kinh doanh và cơ chế quản trị - hợp tác - liên kết vùng. Từ đó, việc khai thác các nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo đúng hướng quy hoạch còn nhiều khó khăn, chưa đạt hiệu quả, ông Dương Ngọc Hải cho biết thêm.
Đẩy mạnh hợp tác, phát triển kinh tế theo hướng bền vững
Theo ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), sự liên kết chặt chẽ giữa ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh (là trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu của cả nước), chính là chìa khóa để vượt qua các thách thức, tối ưu hóa nguồn lực và gia tăng giá trị cho vùng.
Đồng thời, vùng ĐBSCL đang dần khẳng định sự quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động, mô hình khởi nghiệp theo định hướng phát triển bền vững, kinh tế xanh, công nghệ xanh, thúc đẩy thương mại bền vững, tận dụng tốt nguồn lực sẵn có của địa phương. “Đây là hướng đi đúng đắn, để bắt kịp xu thế của thế giới trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh của ĐBSCL” - Bộ trưởng Bộ KH&CN nhận định.
Ông Huỳnh Thành Đạt - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, phát biểu tại diễn đàn Mekong Connect 2024. Ảnh: Ban tổ chức. |
Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN, để đạt được các mục tiêu, ý tưởng phát triển bền vững, các địa phương vùng ĐBSCL cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động gắn với khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&DMST) và cùng tập trung nghiên cứu một số định hướng như: chủ động nghiên cứu, đề xuất, tham mưu các cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo (HST KNST) theo hướng thí điểm các cơ chế mới, cơ chế đặc thù; tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng HST KNST tại các địa phương trong vùng, gắn với các lĩnh vực khai thác tốt thế mạnh của vùng, đặc biệt là trong kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn, kinh tế du lịch, thích ứng biến đổi khí hậu.
Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, sớm hoàn thành mục tiêu của đề án “Phát triển bền vững một triệu hec-ta chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030” và đạt được mục tiêu phát triển bền vững của vùng.
Vùng ĐBSCL có rất nhiều dư địa để phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh bền vững. Ảnh: Hoàng Dương. |
Tăng cường liên kết vùng, nâng cao nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư cho hoạt động KHCN&ĐMST và tổ chức thực hiện các giải pháp cải thiện, nâng cao chỉ số ĐMST (PII) của địa phương.
Ngoài ra, ông Huỳnh Thành Đạt cũng cho rằng, các địa phương tại vùng ĐBSCL cần quan tâm đến đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, trong đó vấn đề nghiên cứu sử dụng các nguồn vật liệu thay thế nguồn tài nguyên vật liệu tự nhiên (cát, đá, sỏi, ...) bằng tro, xỉ, thạch cao,… của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất, phân bón; xử lý cát mặn làm vật liệu xây dựng;… để thúc đẩy kết nối, hợp tác phát triển vùng ĐBSCL với TP. Hồ Chí Minh và cả nước….
Cùng quan điểm với ông Bộ trưởng Bộ KH&CN, ông Dương Ngọc Hải - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh cũng cho hay, để hoạt động liên kết vùng ĐBSCL trong giai đoạn sắp tới được triển khai thực chất và hiệu quả cao trong bối cảnh mới, xu hướng phát triển mới của thế giới, TP Hồ Chí Minh với nhiều điều kiện thuận lợi so với các địa phương khác, sẽ tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, đầu tàu trong liên kết phát triển nhằm thực hiện các chiến lược đột phá về phát triển hạ tầng giao thông, hạ tầng số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực, không gian phát triển mới cho vùng ĐBSCL và các khu vực, địa phương trong cả nước.
TP. Hồ Chí Minh với vai trò nòng cốt, đầu tàu trong liên kết phát triển kinh tế các vùng. Ảnh: Hoàng Dương. |
Theo ông Kayzad Namdarian - Lãnh sự Kinh tế, Tổng Lãnh sự quán Australia tại TP. Hồ Chí Minh, ĐBSCL là khu vực địa lý quan trọng trong mối quan hệ Úc - Việt Nam, chính phủ Úc tự hào đã đầu tư hơn 650 triệu đô la Úc tại nơi đây kể từ năm 2000. Chính phủ Úc nhìn nhận vai trò quan trọng của ĐBSCL đối với tầm nhìn chung về phát triển giữa Úc và Việt Nam – nhằm hướng tới một khu vực cởi mở, ổn định và thịnh vượng.
Theo ông Kayzad Namdarian, chính phủ Úc cũng đang có khoản đầu tư 17 triệu đô la Úc (2023-2028) vào việc chuyển đổi canh tác lúa gạo tại ĐBSCL sang mô hình sản xuất lúa gạo bền vững và giảm thiểu khí phát thải, hỗ trợ cho mục tiêu canh tác 1 triệu ha lúa chất lượng cao và ít phát thải của Việt Nam. |
Nhận thức được những nguy cơ vể biến đổi khí hậu mà khu vực ĐBSCL đang phải đối mặt, chính phủ Úc đang mở rộng các hoạt động hợp tác trong đó bao gồm giảm thiểu tác động và thích ứng với biến đổi khí hậu như Chương trình hợp tác song phương mới – Aus4Adaptation (khoản đầu tư 75 triệu đô la Úc trong vòng 10 năm) – sẽ tập trung vào việc thích ứng với biến đổi khí hậu để giải quyết các thách thức của khu vực ĐBSCL trong những năm tới.
Mới đây, trong chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến Úc vào tháng 3 vừa qua, chính phủ Úc và Việt Nam đã nâng cấp quan hệ hợp tác song phương lên quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện. Chính phủ Úc sẽ tiếp tục là đối tác với cam kết hợp tác lâu dài cho mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam nói chung và khu vực ĐBSCL nói riêng, ông Kayzad Namdarian thông tin thêm.