Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 26 diễn ra tại Papua New Guinea,ăngthẳngMỹkết quả trận đấu dortmund một lần nữa chứng kiến màn đối đầu căng thẳng giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới Mỹ và Trung Quốc.
Quang cảnh Hội nghị APEC 2018. Ảnh: BNG
Tại hội nghị, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình “đá xoáy” Mỹ bằng cảnh báo, bóng tối của chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương đang đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu. Theo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, lịch sử đã cho thấy, tham vọng dựng lên những rào cản và phá vỡ các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ là đi ngược lại với các quy tắc kinh tế và xu hướng lịch sử. Đây là một cách tiếp cận ngắn hạn và cuối cùng sẽ thất bại. Ông Tập Cận Bình kêu gọi các nền kinh tế trên thế giới “nói không với chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa đơn phương”: “Thế giới hiện đang trải qua nhiều thay đổi lớn, xu hướng toàn cầu hóa phải tiếp tục, nhưng chủ nghĩa đơn phương cùng chủ nghĩa bảo hộ đang phủ bóng đen lên tăng trưởng kinh tế. Chủ nghĩa bảo hộ không giúp giải quyết bất cứ vấn đề gì. Dù là chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng hay chiến tranh thương mại đều không có bên nào giành chiến thắng”.
Cũng tại diễn đàn này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã có màn đáp trả không kém phần gay gắt khi khẳng định, Mỹ sẽ không nhượng bộ trong vấn đề thuế quan. Theo ông, Mỹ đã áp thuế đối với 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc và con số này có thể còn tăng lên gấp đôi. Chính phủ Mỹ hy vọng một sự cải thiện, song sẽ không thay đổi lập trường chừng nào Trung Quốc không thay đổi.
Nhằm bác bỏ những suy đoán về một sự giảm cam kết của Mỹ tại khu vực, Phó Tổng thống Mike Pence ngày 16-11 thông báo, Mỹ sẽ tham gia vào kế hoạch phát triển một căn cứ hải quân của Australia tại Papua New Guinea: “Mỹ sẽ hợp tác với Papua New Guinea và Australia theo sáng kiến chung của họ tại căn cứ hải quân Lombrum trên đảo Manus. Chúng tôi sẽ làm việc với hai quốc gia này để bảo vệ quyền chủ quyền và quyền biển trên quần đảo Thái Bình Dương”.
Trên thực tế, sau sự vắng mặt của Tổng thống Donald Trump tại hai hội nghị lớn tại châu Á, thì chuyến công du châu Á lần này của Phó Tổng thống Mike Pence cũng không nằm ngoài mục đích trấn an các đồng minh và đối tác châu Á của Mỹ về việc Mỹ tiếp tục duy trì hiện diện trong khu vực, đồng thời tìm kiếm cơ hội đề xuất giải pháp thay thế cho tham vọng về cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trên toàn cầu. Chính vì thế, những phát biểu của các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao APEC đã phần nào cho thấy rõ cuộc đối đầu thương mại không khoan nhượng và cuộc đua giành ảnh hưởng của hai nền kinh tế hàng đầu thế giới này.
Diễn biến tại Hội nghị APEC có vẻ như khác với tuyên bố trước đó của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Trung Quốc đã có dấu hiệu nhượng bộ. Reuters đưa tin, ngày 16-11, ông Trump đã thông tin rằng Bắc Kinh đã gửi một danh sách những điều nước này sẵn sàng làm để giải quyết căng thẳng thương mại với Mỹ. “Trung Quốc muốn ký kết một thỏa thuận. Họ đã gửi một danh sách những điều họ sẵn sàng làm. Đó là một danh sách dài và tôi vẫn chưa phê duyệt nó”, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng. Tổng thống Mỹ cho biết danh sách trên gồm 142 mục “khá hoàn chỉnh” theo yêu cầu của Washington nhưng “vẫn còn 4 hay 5 mục lớn bị loại đi”.
Cho đến nay ông Trump đã áp thuế lên 250 tỉ USD hàng hóa của Trung Quốc để buộc Bắc Kinh phải thay đổi các điều khoản thương mại giữa hai nước. Đáp lại, Trung Quốc cũng áp thuế trả đũa lên hàng hóa của Mỹ. Ngoài ra ông Trump cũng đe dọa sẽ áp thuế đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu còn lại của Trung Quốc, trị giá khoảng 267 tỉ USD, nếu Bắc Kinh không giải quyết được yêu cầu của Mỹ.
Chứng khoán Mỹ tăng sau phát biểu trên của ông Trump nhưng nhanh chóng sụt giảm. Dù vậy, như AFP đưa tin, chỉ số Dow Jones cũng tăng nhẹ vào lúc kết thúc phiên giao dịch của ngày 16-11.
Tuần lễ Cấp cao APEC lần thứ 26 diễn ra từ ngày 12 đến 18-11 tại Papua New Guinea. Hội nghị năm nay chào đón 21 trưởng đoàn và hàng nghìn đại diện đến từ 21 nền kinh tế thành viên APEC. |
LONG TẤN tổng hợp