【trận ac milan tối nay】Chứng khoán Việt và cơ hội đón các dòng vốn ngoại ‘tỷ đô’

Đây là đánh giá được ông Lu Hui Hung - Giám đốc Khối Phân tích và tự doanh,ứngkhoánViệtvàcơhộiđóncácdòngvốnngoạitỷđôtrận ac milan tối nay Công ty CP Chứng khoán Phú Hưng (PHS) đưa ra tại hội thảo “Cơ hội đầu tư năm 2019” vừa tổ chức chiều ngày 22/3/2019, tại Hà Nội.

Tại hội thảo, TS. Hồ Thúy Ái - Giảng viên Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh cho rằng, nền tảng vĩ mô của Việt Nam khá vững chắc và có cơ hội lớn nhờ sự kiên định vào chủ trương cải cách và hội nhập sâu rộng của Chính phủ trong thời gian qua. Năm 2019, điểm tích cực của nền kinh tế Việt Nam là Chính phủ vẫn ưu tiên phát triển ổn định kinh tế vĩ mô.

“So với các năm trước, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8% là không quá tham vọng, nhưng so với mặt bằng chung của các quốc gia khác thì chỉ tiêu của Việt Nam là một điểm sáng. Để đạt được mục tiêu đó, Chính phủ sẽ có những giải pháp để tăng cường môi trường kinh doanh, năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo,...” - TS. Hồ Thúy Ái nói.

nâng hạng TTCK
Toàn cảnh hội thảo "Cơ hội đầu tư năm 2019". Ảnh: DT.

Mặc dù vậy, TS. Ái cũng lưu ý, những thử thách của nền kinh tế Việt Nam cũng không hề nhỏ khi với độ mở của nền kinh tế ngày càng cao, tác động từ các rủi ro toàn cầu ngày càng lớn. Để tăng khả năng chống đỡ với những rủi ro từ bên ngoài, Việt Nam đang hướng đến xây dựng một nền kinh tế tự cường dựa trên sự ổn định và phát triển bền vững.

Ông Lu Hui Hung - Giám đốc Khối Phân tích và tự doanh PHS cũng cho rằng, năm 2019, mục tiêu ổn định vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế sẽ được đặt lên hàng đầu trong năm tài khóa 2019. Do đó, các chính sách tiền tệ sẽ tập trung vào việc điều hành ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát.

“Với nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam khó có thể miễn nhiễm với những biến động của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tôi tin rằng, Việt Nam sẽ vượt qua được những ảnh hưởng tiêu cực từ các biến động của nền kinh tế thế giới” - ông Lu Hui Hung nói.

Với tín hiệu vĩ mô tích cực, ông Lu Hui Hung cho rằng, đây là nền tảng tốt cho một sự ổn định trở lại của thị trường chứng khoán (TTCK) trong năm 2019, với một biên độ dao động hẹp hơn cho VN-Index quanh ngưỡng 1.000 điểm. Tại ngưỡng này, thị trường tiếp tục duy trì được mức định giá P/E hấp dẫn từ 15 - 17 lần, nhờ mức tăng trưởng lợi nhuận dự kiến trong năm nay của các doanh nghiệp niêm yết vào khoảng 15%.

TS. Hồ Thúy Ái cho biết thêm, mới đây nhất là Chính phủ đã ban hành Đề án Cơ cấu lại TTCK và thị trường bảo hiểm giai đoạn 2018 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, trong đó đã đặt ra các mục tiêu tăng trưởng lớn cho TTCK Việt Nam. Một điểm đáng lưu ý được TS. Ái nhấn mạnh là trong đề án đã đưa ra mục tiêu rất rõ về việc nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi trong bảng xếp hạng MSCI. Theo bà Ái, khi được nâng hạng, dòng vốn từ các quỹ “tỷ đô” nước ngoài chắc chắn sẽ gia tăng mạnh tại thị trường Việt Nam.

“Những cải cách tích cực gần đây như việc sắp ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi, thành lập Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam và tiếp tục giải quyết triệt để vấn đề sở hữu cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ được MSCI đánh giá cao trong lần xem xét sắp tới” - ông Lu Hui Hung cũng tin tưởng.

Cũng theo ông Lu Hui Hung: “Đây là giai đoạn tốt để nhà đầu tư có thể tích lũy cổ phiếu của Việt Nam, chờ đợi một cơ hội lớn hơn ở phía trước, khi Việt Nam được nâng hạng lên thị trường mới nổi bởi tổ chức MSCI”./.

Duy Thái