【keo châu á】Sự trỗi dậy của “mầm độc” ở Iraq
Khi thế giới ngỡ ngàng dõi theo các chiến binh thánh chiến thuộc tổ chức "Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Levant" (ISIL) chiếm Mosul,ựtrỗidậycủamầmđộcởkeo châu á thành phố lớn thứ hai của Iraq, trong tuần qua và bắt đầu tiến về thủ đô Baghdad, một số chuyên gia cho rằng sự bành trướng của lực lượng Hồi giáo cực đoan tại Iraq đã có mầm mống từ cách đây ít nhất hai năm và là kết quả của việc người Sunni bị gạt ra khỏi chính trường.
Theo ông Emma Sky, cựu Cố vấn chính trị của Tham mưu trưởng quân đội Mỹ Ray Odierno khi còn là chỉ huy tại Iraq (giai đoạn 2008-2010), cuộc bầu cử tổng thống Iraq năm 2010 chính là bước ngoặt trong lịch sử đất nước này thời hậu Saddam Hussein. Thủ tướng Iraq Nouri al-Maliki được Iran hậu thuẫn đã cố thành lập một liên minh Shi'ite vững chắc với những người ủng hộ giáo sỹ Muqtada al-Sadr. Ông Maliki đã gạt ra rìa Iyad Allawi, thủ lĩnh khối thế tục Iraqiyya vốn xuất hiện lần đầu trong các cuộc bầu cử sau khi giành được sự ủng hộ rộng rãi của bộ phận dân cư thuộc phái Sunni. Người Sunni cảm thấy bị tước đoạt và bị loại khỏi hầu hết các vị trí quyền lực sau khi Tổng thống Saddam Hussein và đảng Baath bị lật đổ năm 2003.
Theo chuyên gia Sky, với sự hậu thuẫn của Mỹ, các bộ lạc Sunni đã góp phần gạt bỏ và kiềm chế al-Qaeda ở Iraq. Tuy nhiên, sau bầu cử, Thủ tướng Maliki đã loại bỏ một cách có hệ thống các đối thủ chính trị của ông, chủ yếu là người Sunni hoặc Shi'ite thế tục. Giới chuyên gia nhận định rằng chính việc ông Maliki làm suy yếu các thủ lĩnh chính trị ôn hòa đã tạo môi trường thuận lợi cho ISIL tái xuất hiện. Các bộ lạc Sunni từng chống lại al-Qaeda ở Iraq giờ đây trung lập hoặc thậm chí ủng hộ tổ chức này.
Tình hình Iraq hiện nay cũng đang là một thách thức đối với Washington, khi ISIL trở thành một mối đe dọa ngày càng lớn đối với an ninh của Mỹ. Nếu nhóm này tiếp tục chiếm đóng nhiều phần lãnh thổ hơn ở Iraq, đồng thời có trong tay nguồn tài nguyên to lớn từ các mỏ dầu và hàng trăm triệu USD trong các ngân hàng ở Mosul, đây sẽ thật sự là một điều hết sức nguy hiểm. Một nhà nước Sunni kéo dài từ Syria sang Iraq sẽ tạo ra một lực li tâm trên toàn khu vực. Khi đó, liệu cộng đồng người Kurd đang trỗi dậy mạnh mẽ tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran có bị kích động? Liệu các khu vực khác tại Iraq có muốn đứng ra thành lập nhà nước riêng? Sự lớn mạnh hơn nữa của ISIL sẽ càng làm cho xung đột sắc tộc trở nên căng thẳng và đẫm máu hơn, đồng thời kích động các nhân tố cực đoan ở mỗi bên.
Ngay cả việc can thiệp (nếu có) của Mỹ giúp chính phủ của ông Maliki cũng sẽ tạo ra những bất lợi. Khi đó, cộng đồng người Sunni tại Iraq sẽ cho rằng Mỹ đang thiên vị một bên trong cuộc xung đột sắc tộc tại đất nước này. ISIL cũng sẽ có cớ để coi Mỹ như kẻ thù không đội trời chung của mình, và dồn mọi nỗ lực để tấn công vào công dân cũng như các lợi ích của Mỹ. Ngoài ra, nếu can thiệp vào Iraq, vô hình trung Mỹ sẽ kề vai sát cánh với Iran và thậm chí là cả chính quyền của Tổng thống Assad ở Syria. Khi đó, mối quan hệ của Mỹ với đồng minh Arập theo dòng Sunni này cũng sẽ bị tác động tiêu cực. Nhiều nhà phân tích tại Trung Đông đã cảnh báo rằng đối với Mỹ, Iraq đang có nguy cơ trở thành một Pakistan mới: bất ổn, rối ren và sẽ là một đồng minh "hai mặt", nơi Mỹ không thể tìm được sự lựa chọn tốt đẹp nào.
Chuyên gia Sky cho rằng phương Tây phải quyết định đứng về bên nào trong cuộc xung đột, nhưng sự lựa chọn không nhất thiết phải là giữa phe Shi'ite cấp tiến và Sunni cấp tiến. Chuyên gia này cho rằng phương Tây cần xem Iraq, Syria và Liban như một chiến trường và cần một chính sách để giải quyết cuộc xung đột.