【kèo osasuna】Khắc phục chậm trễ trong sắp xếp lại nhà, đất công

khac phuc cham tre trong sap xep lai nha dat cong

TP.HCM mới hoàn thành việc thực hiện phương án xử lý đối với 50,4% cơ sở nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước. Ảnh: ST

Hiệu quả kinh tế

Theo thống kê của Bộ Tài chính, qua hơn 8 năm triển khai thực hiện sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, đến nay, các cấp có thẩm quyền đã phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với 121.677/153.573 cơ sở nhà, đất phải sắp xếp lại, xử lý của các bộ, ngành và địa phương (đạt tỷ lệ 79%). Tổng số tiền thu được từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất của các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và các địa phương trên phạm vi cả nước là 28.340 tỷ đồng.

Đánh giá về công tác này, bà Tạ Thanh Tú - Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính cho biết: Thông qua việc sắp xếp lại, xử lý nhà đất, các cấp, các ngành đã có sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp Nhà nước trong việc quản lý hiệu quả các cơ sở nhà, đất này. Bên cạnh việc huy động nguồn lực trực tiếp từ nhà, đất bổ sung nguồn vốn vào ngân sách Nhà nước để chi cho đầu tư phát triển, việc thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất còn tạo thuận lợi trong việc huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư để thực hiện các dự án theo quy hoạch của địa phương với các dự án xây dựng chung cư, văn phòng cho thuê, khách sạn, thương mại- dịch vụ góp phần chỉnh trang đô thị mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Còn chậm

Cùng với những hiệu quả bước đầu, theo bà Tú, tiến độ triển khai công tác sắp xếp lại nhà, đất vẫn còn chậm. Nguyên nhân chính của sự chậm trễ này là một số bộ, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác này. Bên cạnh đó là nguồn gốc nhà, đất được hình thành qua nhiều giai đoạn, việc lưu giữ hồ sơ không đầy đủ, bị thất lạc, ảnh hưởng đến tiến độ sắp xếp. Ngoài ra, việc thực hiện phương án sắp xếp nhà đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhất là đối với phương án bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc chuyển mục đích sử dụng đất chậm do vướng mắc về giải phóng mặt bằng, về quy hoạch, về văn bản chấp thuận chủ trương của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố về mục đích sử dụng đất, về xác định giá…

Đưa ra ví dụ cụ thể, đại diện Cục Quản lý công sản cho biết, vừa qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với Ủy ban nhân dân TP.HCM tổ chức cuộc hậu kiểm tra đối với công tác sắp xếp lại nhà, đất trên địa bàn. Kết quả cho thấy, các phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đều được địa phương thực hiện nghiêm túc (có phương án đã thực hiện, có phương án đang trong quá trình triển khai). Tuy nhiên, tỷ lệ hoàn thành lại không cao. Cụ thể, các bộ, ngành, tổ chức, tập đoàn, tổng công ty đã hoàn thành việc thực hiện phương án xử lý đối với 777/1.542 cơ sở (đạt 50,4%); đang triển khai thực hiện phương án xử lý ở các mức độ khác nhau đối với 649/1.542 cơ sở (chiếm 42,1%); 7,5% còn lại chưa được triển khai. Tỷ lệ phần trăm chưa đạt được chủ yếu nằm ở các phương án như đơn vị được giữ lại cơ sở nhà, đất nhưng lại chưa làm thủ tục để được giữ lại hoặc một số cơ sở nhà, đất chưa di dời được dân. Đặc biệt nhiều bộ, ngành trước đây đã bố trí cho các cá nhân làm nhà ở trong khuôn viên cơ quan nhưng nay không có chủ trương bán mà chỉ di dời như: Tòa án, Viện Kiểm sát nên không có nguồn kinh phí để hỗ trợ các hộ dân nên còn chậm.

“Thúc” bằng chính sách

Tính trước tình trạng chậm trễ, từ tháng 8-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 27/CT-TTg nhằm tăng cường công tác quản lý các trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp. Tiếp đó, cuối năm 2014, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 71/2014/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 140/2008//QĐ-TTg về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước. Tháng 3 vừa qua, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư hướng dẫn số 41/2015/TT- BTC sửa đổi Điều 9 Thông tư số 39/2011/TT- BTC về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước. Theo Thông tư này, Bộ Tài chính đã quy định điều tiết một phần số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các bộ, ngành Trung ương về địa phương nhằm thúc đẩy địa phương tích cực hơn trong việc phối hợp với các bộ, ngành để xác định quy hoạch, thẩm định phê duyệt giá bán, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,... Đồng thời, Thông tư cũng quy định cụ thể về hồ sơ, quy trình thủ tục thanh toán số tiền hỗ trợ di dời các hộ gia đình, cá nhân đã bố trí làm nhà ở trong khuôn viên cơ sở nhà, đất khác (nếu có) của cơ quan, đơn vị, các tổ chức thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành, địa phương đó.

Với kết quả kiểm tra tại TP.HCM vừa qua, dự kiến trong tháng 5 này, Bộ Tài chính tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân TP.Hà Nội tiến hành kiểm tra phương án sắp xếp, xử lý nhà, đất đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt của các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty trên địa bàn.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra tại 2 thành phố lớn này, Bộ Tài chính sẽ tổng hợp các vướng mắc để xử lý theo thẩm quyền, có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, tập đoàn, tổng công ty triển khai thực hiện hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, xử lý. Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục nghiên cứu, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách để trình cấp có thẩm quyền ban hành đảm bảo phù hợp với pháp luật cũng như thực tế.

Với những quy định mới trong sắp xếp lại nhà đất, triển khai quyết liệt và đồng bộ các biện pháp sẽ góp phần giúp các bộ, ngành, địa phương triển khai thuận lợi để việc sắp xếp lại nhà, đất hoàn thành vào năm 2018 như kế hoạch đã đề ra.