【nhà cái kèo nhà cái】Đam mê đồ cổ

Gợi miền ký ức

Gia đình bà Hồ Thị Hồng ở thị trấn Chơn Thành,Đammecircđồcổnhà cái kèo nhà cái huyện Chơn Thành đang sở hữu nhiều đồ vật có niên đại từ vài chục năm đến cả trăm năm. Những sản phẩm rất đa dạng, phong phú từ chén, dĩa, bình trà, bình hoa, đồ trang trí đến đèn, quạt, cassette, cân, bàn ủi… gợi nhớ về một thời xưa cũ nhưng rất đỗi thân thuộc. Nguồn gốc, xuất xứ của những món đồ này khá đa dạng, như: bình sứ Bát Tràng; đỉnh, lư xông trầm cung đình Huế… Những món đồ in dấu thời gian được bà Hồng sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng. Đây là thành quả mấy mươi năm bà cất công lưu giữ.

Những người “hoài cổ” như bà Hồng vẫn lặng thầm gìn giữ di sản văn hóa qua những món đồ xưa cũ - Ảnh: Như Nam

Bà Hồng cho biết, phần lớn những món đồ gia đình đang sở hữu đều được ông bà của bà mua với giá cao vào khoảng năm 1950. Khoe “gia tài cổ” của mình, bà không giấu được niềm vui: “Điểm phân biệt cơ bản nhất với gốm cổ là màu men và hoa văn in trên sản phẩm. Nhưng để phân biệt chính xác thì phải học hỏi, chỉ có những người dày dạn kinh nghiệm, tinh thông các loại gốm xưa và nay mới hiểu hết”. Tuy là gốm cổ nhưng tất cả đều thông dụng, dễ tìm như: chén, dĩa, bình hoa, chum...

Đã gần 100 năm nhưng nước men, những mảng sơn trên các vật dụng vẫn còn giữ nguyên màu sắc trung thực và sinh động. Với những đồ vật này, không đơn giản là việc lưu trữ giá trị văn hóa mà còn là cơ sở để thế hệ trẻ sau này biết đến, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc.

Hiểu thêm về cội nguồn

Bà Hồng cho biết, để đánh giá đúng giá trị của một món đồ cổ đòi hỏi phải có kiến thức, cảm quan nhạy bén. Đặc biệt, đây không chỉ là thú chơi mang tới niềm vui mà còn là sự khám phá, hiểu biết sâu sắc về lịch sử. Bà Hồng chia sẻ: “Những đồ vật này từ thời ông bà tôi để lại. Thời ấy khó khăn lắm mới có thể mua được. Do đó, đến thế hệ ba mẹ tôi và cho đến ngày nay, kể cả con cháu tôi cũng vẫn mãi lưu giữ”.

Những món đồ cổ của bà Hồ Thị Hồng - Ảnh: Như Nam

Dù đã có nhiều người trả giá cao để mua lại những món đồ này nhưng bà Hồng không bán, bởi bà muốn lưu lại những giá trị cổ vật để con cháu hiểu về một thời khó khăn của ông cha mà phấn đấu vươn lên. Với bà, lưu giữ đồ cổ không chỉ là sở hữu mà khi ngắm nhìn những món đồ tồn tại qua nhiều thế kỷ sẽ gợi nhớ về quá khứ. “Những đồ vật vẫn còn mãi với thời gian. Tôi cứ để trong tủ vậy, bởi với tôi đây là những món đồ rất quý, là kỷ niệm, là cội nguồn…” - bà Hồng giãi bày.

Cũng theo bà Hồng, nhiều người bị cuốn hút bởi những hoa văn tinh xảo hay câu chuyện văn hóa, lịch sử gắn với từng món đồ xưa cũ; còn đối với bà, đó là niềm vui vì đã góp phần lưu giữ những tinh hoa văn hóa do cha ông sáng tạo, khơi dậy niềm tự hào về văn hóa, lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ.