Tiêm phòng vaccine phòng COVID-19 cho người dân. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Để đảm bảo tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân hướng tới miễn dịch cộng đồng,Đềxuấtmiễnkêkhaigiávớitrườnghợpmuavaccinephòsố liệu thống kê về nottingham forest gặp liverpool Bộ Y tế đề xuất Chính phủ được miễn áp dụng kê khai giá đối với trường hợp mua vaccine.
Trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn kí ngày 23/8 về việc xin ý kiến Thành viên Chính phủ đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 168/NQ-CP của Chính phủ về một số cơ chế chính sách trong phòng chống dịch COVID-19 nêu rõ: Thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, trong giai đoạn 2020-2022, Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện 8 vaccine COVID-19 (AstraZeneca, Sputnik V, Comirnaty của Pfizer/BioNTech, Sinopharm, Hayat-Vax, Abdala, Janssen, Moderna) cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch để nhập khẩu.
Theo quy định trong hồ sơ đề nghị nhập khẩu vaccine có yêu cầu văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Công an/Bộ Quốc phòng) hoặc văn bản phê duyệt vaccine của cơ quan có thẩm quyền (Bộ Y tế). Tuy nhiên Nghị định số 54 của Chính phủ chưa có hướng dẫn để Bộ Y tế ban hành văn bản phê duyệt vaccine.
Ngoài ra, vaccine phòng COVID-19 do Chính phủ các nước viện trợ cho Việt Nam đã được Tổ chức Y tế Thế giới phê duyệt sử dụng trong tình huống cấp bách không đáp ứng tiêu chí và hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc viện trợ, viện trợ nhân đạo theo quy định của Chính phủ.
Thực tiễn trong quá trình tiếp nhận các lô vaccine của Chính phủ các nước viện trợ trong thời gian qua, số lượng vaccine viện trợ của một lô vaccine thường rất ít, hạn dùng của lô vaccine còn lại rất ngắn.
Ngoài ra, do chính sách miễn trừ của nước sản xuất trong giai đoạn khẩn cấp và do các yếu tố ngoại giao liên chính phủ khác, rất nhiều trường hợp, lô vaccine sau khi nhập khẩu không có đủ các hồ sơ theo yêu cầu và không thể chờ đợi hoặc không thể yêu cầu phía bạn cung cấp bổ sung.
Đối với kê khai, kê khai lại giá vaccine theo quy định hiện nay đối với thuốc nước ngoài (bao gồm cả vaccine), cơ sở nhập khẩu thuốc phải thực hiện kê khai giá bán buôn dự kiến trước khi đưa lô thuốc đầu tiên lưu hành trên thị trường Việt Nam.
Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trên toàn cầu, nhu cầu sử dụng vaccine phòng COVID-19 là cấp bách và rất lớn, trong khi vaccine sản xuất trong nước đang trong quá trình nghiên cứu phát triển.
Bằng chính sách ngoại giao phù hợp, thời gian qua Việt Nam đã tiếp cận và mua được các nguồn vaccine chất lượng, với giá phi lợi nhuận. Tuy nhiên trong quá trình thương thảo, các nhà cung cấp vaccine COVID-19 đều yêu cầu Chính phủ (Bộ Y tế) ký kết Hợp đồng thỏa thuận bảo mật thông tin, trong đó có bảo mật thông tin về giá vaccine.
Chính vì vậy, việc thực hiện kê khai giá của các nhà nhập khẩu chưa thực hiện được do vi phạm điều khoản bảo mật thông tin. Vì vậy, trong thời gian dịch đang diễn biến phức tạp, để đảm bảo tiến độ tiêm vaccine cho người dân hướng tới miễn dịch cộng đồng, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ được miễn áp dụng kê khai giá đối với trường hợp mua vaccine vì lợi nhuận và nhà sản xuất/cung ứng vaccine có chính sách bảo mật thông tin về giá.
Đến nay, tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm tại Việt Nam là 254.786.196 liều.
Trong đó, số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 218.075.283 liều: Mũi 1 là 71.372.263 liều; Mũi 2 là 68.896.995 liều; Mũi bổ sung là 15.245.470 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 49.439.004 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 13.121.551 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.015.018 liều: Mũi 1 là 9.083.949 liều; Mũi 2 là 8.780.866 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 4.150.203 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 14.695.895 liều: Mũi 1 là 8.985.827 liều; Mũi 2 là 5.710.068 liều.
Theo Vietnam+