La liga

【dabet band】Sáng kiến của Việt Nam về an ninh hàng hải được đánh giá cao

时间:2010-12-5 17:23:32  作者:Nhận Định Bóng Đá   来源:Nhận Định Bóng Đá  查看:  评论:0
内容摘要:Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dabet band

Sang kien cua Viet Nam ve an ninh hang hai duoc danh gia cao hinh anh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên thảo luận mở Cấp cao của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN)

Ngày 17/8,ángkiếncủaViệtNamvềanninhhànghảiđượcđánhgiádabet band trang Modern Diplomacy (chuyên trang của châu Âu về các vấn đề quốc tế) vừa đăng bài viết đánh giá cao cách tiếp cận và sáng kiến của Việt Nam trong lĩnh vực an ninh hàng hải.

Bài viết của Giáo sư-Tiến sỹ Pankaj Jha, Giám đốc trung tâm nghiên cứu an ninh chiến lược trường quốc tế Jindal thuộc trường Đại học toàn cầu Jindal (Ấn Độ), đã đưa ra những phân tích và nhận định chi tiết dựa trên nội dung bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại phiên thảo luận mở cấp cao trực tuyến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về chủ đề tăng cường an ninh biển ngày 9/8 vừa qua.

Theo tác giả bài viết, trong bài phát biểu dài hơn 7 phút, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra những câu hỏi rất quan trọng về việc hình thành nhận thức và ý thức về hàng hải ở cấp độ quốc tế.

Ông lưu ý trong bối cảnh căng thẳng trên biển ngày càng phức tạp và xuất hiện những thách thức mới, cần xây dựng lòng tin và nỗ lực phối hợp để giải quyết các tranh chấp hàng hải sắp xảy ra; cần đảm bảo môi trường hòa bình trên các lĩnh vực hàng hải và phát triển mô hình khai thác tài nguyên biển một cách bền vững.

Một trong những khía cạnh quan trọng trong bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính liên quan đến sự hợp nhất các cơ chế và sáng kiến quốc tế nhằm thúc đẩy cấu trúc an ninh hàng hải khu vực dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc, đồng thời phát triển các cấu trúc chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.

Ông đề cập Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và tuyên bố rằng tất cả các vấn đề tranh chấp trên biển cần được giải quyết phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế.

Cũng theo bài viết, Việt Nam đã làm việc tích cực trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, khi thúc đẩy chương trình nghị sự dưới sự bảo trợ của tổ chức khu vực và cố gắng tập hợp các quốc gia ASEAN và Trung Quốc cùng xem xét thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như hoàn tất các cuộc đàm phán liên quan đến việc thông qua dự thảo Bộ quy tắc ứng xử (COC) ở Biển Đông.

Bài viết nhận định bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chínhvề thực trạng và những yêu cầu cấp bách được đánh giá cao, cho thấy an ninh hàng hải thực sự được coi là nội dung quan trọng trong chương trình nghị sự.

Cuộc họp tháng 8 này của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nêu rõ trong Tuyên bố Chủ tịch kêu gọi thúc đẩy hợp tác hàng hải và phát triển cấu trúc an ninh nhằm thúc đẩy thương mại hàng hải, cũng như đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải.

Hầu hết các thành viên tham gia phiên thảo luận ở cấp cao đều nhất trí với thực tế rằng cần thúc đẩy an ninh và hợp tác trong thương mại hàng hải, cũng như phát triển kinh tế xanh và khai thác bền vững tài nguyên biển.

Sang kien cua Viet Nam ve an ninh hang hai duoc danh gia cao hinh anh 2

Bài viết đăng trên trang Modern Diplomacy. (Ảnh chụp màn hình)

Theo bài viết, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đánh giá cao phương châm 5S của Ấn Độ khi tham gia Hội đồng Bảo an.

Ông nhấn mạnh trong lĩnh vực hàng hải, các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống, gồm khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường biển là những thách thức lâu dài cần được ưu tiên giải quyết.

Căng thẳng gia tăng và sự cạnh tranh quyền lực lớn sẽ cản trở an ninh, an toàn và tự do hàng hải. Việt Nam là quốc gia ven biển cần khai thác tài nguyên để phát triển bền vững kinh tế biển, xây dựng môi trường biển an toàn vì lợi ích người dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ cần có nhận thức về lĩnh vực hàng hải và thừa nhận các mối đe dọa đối với an ninh hàng hải. Ông cũng đề cập đến việc tăng cường năng lực và nguồn lực để thực hiện các chiến lược và giao thức hàng hải nhằm đáp ứng các mục tiêu.

Các quốc gia cần tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý, tôn trọng chủ quyền, lợi ích và các hoạt động kinh tế hợp pháp của các quốc gia ven biển; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, tôn trọng các tiến trình ngoại giao và pháp lý.

Cuối cùng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần bảo đảm tự do, an toàn, an ninh hàng hảivà hàng không, tránh có các hoạt động làm phức tạp tình hình, gây căng thẳng trong khu vực.

Bài viết có đoạn nêu rõ trên cương vị là người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã vạch ra cách thức Việt Nam sẽ phối hợp với cộng đồng quốc tế để đạt được mục tiêu đề ra và thúc đẩy an ninh hàng hải ở tất cả các cấp.

Đáng lưu ý, trong bài phát biểu tại phiên thảo luận của Hội đồng Bảo an, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã sử dụng những từ ngữ phù hợp và cách tiếp cận thuần thục để đề cập tất cả những thách thức trong lĩnh vực hàng hải mà không gây căng thẳng.

Bài viết khẳng định Việt Nam đã thực sự đi đầu trong việc giải quyết các thách thức liên quan đến Biển Đông và ngày càng được kỳ vọng sẽ đóng vai trò mang tính xây dựng trong việc giải quyết tranh chấp chung ở vùng biển này.

Dưới sự chủ trì của Ấn Độ tại Hội đồng Bảo an và sự tập trung vào chủ đề an ninh hàng hải, các nước có lẽ sẽ đạt được đồng thuận cao hơn về mặt ngoại giao rằng việc sử dụng sức mạnh quân sự và lực lượng dân quân biển sẽ không giải quyết được các vấn đề hàng hải có nhiều bên tranh chấp.

Các cuộc tranh chấp ngày càng tăng đối với các hòn đảo nhỏ không người ở cần phải được công nhận. Việc khai thác tài nguyên và thăm dò dầu khí trong EEZ của mình là quyền của bất kỳ quốc gia nào theo luật pháp quốc tế.

Điều này phải được tôn trọng, và thực sự đã được “cộng hưởng” trong suốt bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính trong phiên họp đặc biệt về an ninh hàng hải vừa qua./.

copyright © 2025 powered by 88Point   sitemap