【đá kèo nhà cái】VEPR: Mục tiêu tăng trưởng 6,8% năm 2019 là khả thi

VEPR

Các chuyên gia của VEPR trình bày báo cáo tại cuộc toạ đàm. Ảnh: H.Y

Chính sách tiền tệ thận trọng trước sức ép lạm phát

Chiều ngày 11/4,ụctiêutăngtrưởngnămlàkhảđá kèo nhà cái Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức Tọa đàm "Công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý I/2019".

Theo báo cáo này, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,79%, thấp hơn cùng kỳ năm trước, chứng tỏ đà tăng trưởng có phần giảm sút trong năm 2019. Tốc độ tăng của một số ngành có dấu hiệu chậm lại.

Tính chung 3 tháng đầu năm, cả nước có 28.451 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 375,5 nghìn tỷ đồng, giảm 6,2% về số DN và tăng 34,8% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Tuy nhiên, tình hình DN tạm dừng kinh doanh gây nên nhiều quan ngại. Quý I chứng kiến 14.761 DN tạm dừng kinh doanh có thời hạn, cao hơn 20,8% so với năm trước. Có 15,3 nghìn DN chờ giải thể và 4,1 nghìn DN hoàn tất thủ tục giải thể (tăng 23,9%). Điều này cho thấy các DN Việt Nam còn khá yếu và môi trường kinh doanh cần tiếp tục được cải thiện.

Trong khi đó, tăng trưởng của nền kinh tế vẫn tiếp tục phụ thuộc vào FDI (vốn đầu tư nước ngoài) và xuất khẩu của khu vực này đạt 41,46 tỷ USD, chiếm tới 70,9% tổng kim ngạch. "Nếu có diễn biến không tốt, có một ngày DN FDI xách "va li" về quê thì ngoại thương của Việt Nam sẽ ra sao?" - TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế nêu câu hỏi khi nhìn vào con số này.

Bức tranh về tình xuất nhập khẩu cũng cho thấy dấu hiệu thiếu ổn định. VEPR dẫn số liệu cán cân thương mại hàng hóa tháng 1 xuất siêu 816 triệu USD, nhưng tháng 2 nhập siêu 768 triệu USD, tháng 3 lại xuất siêu 1,63 tỷ USD. Trong khi đó, xuất khẩu vẫn luôn được dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn do kinh tế thế giới tăng trưởng không tốt, lại thêm nhiều xung đột thương mại và bất ổn chính trị, cho thấy xuất siêu thiếu bền vững, nhập siêu luôn có khả năng trở lại.

Về giá cả, lạm phát quý I mặc dù ở mức vừa phải nhưng có xu hướng tăng trước những điều chỉnh giá điện và xăng dầu gần đây. Tác động của các cú sốc này tới giá cả trong nước có thể kéo dài tới nhiều tháng tiếp theo nên đòi hỏi sự điều hành thận trọng từ phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với tăng trưởng cung tiền và tín dụng trong thời gian tới.

Theo PGS.TS Phạm Thế Anh, sức ép từ tiến trình bình thường hóa tiền tệ ở các nền kinh tế lớn trên thế giới đã giảm bớt. Điều này sẽ giúp NHNN bớt áp lực hơn trong việc điều hành tỷ giá và lãi suất. Hai biến số này có thể không có sự biến động nhiều trong năm 2019 và có thể nằm trong mức mục tiêu đã đề ra.

Dòng vốn từ Trung Quốc có thể kéo theo một số rủi ro

Khuyến nghị về chính sách tiền tệ, các chuyên gia của VEPR cho rằng, chính sách tiền tệ cần thích ứng kịp thời với các biến động kinh tế. Ưu tiên hàng đầu là điều hành tỷ giá linh hoạt, nhằm hấp thụ bớt tác động từ các cú sốc bên ngoài.

Lãi suất nên được giữ mức ổn định tạo điều kiện cho DN tiếp cận với thị trường vốn, đặc biệt đối với các ngành đang trên đà tăng tưởng và tiềm năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra, việc hạ thấp đòn bẩy và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng cũng cần được tiếp tục tiến hành.

Một lưu ý nữa tại báo cáo của VEPR là sự chuyển dịch của dòng FDI vào Việt Nam nhằm tận dụng cơ hội từ Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và phòng ngừa rủi ro từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung là một điểm cần chú ý khác trong năm nay. Trong quý I/2019, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam.

Dòng vốn từ Trung Quốc ngoài những tích cực đem lại cho việc làm và tăng trưởng, thì cũng có thể kéo theo những rủi ro về môi trường và quản lý lao động nước ngoài. "Đã đến lúc Việt Nam cần rà soát lại các chính sách ưu đãi về thuế khóa hay đất đai đối với FDI nhằm tạo ra môi trường bình đẳng hơn với các DN trong nước" - báo cáo của VEPR nhận định.

Cuối cùng, ở tầm nhìn dài hạn hơn, khuyến nghị của VEPR là Việt Nam cần từng bước xây dựng đệm tài khóa, trước tiên thông qua việc tinh giản bộ máy nhà nước và cắt giảm chi tiêu thường xuyên. Một khi giải quyết được vấn đề về thâm hụt ngân sách và nợ công, các kết quả về tăng trưởng mới thực sự bền vững.

Với mức tăng trưởng đạt 6,79% của quý I, Nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của VEPR cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6 - 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra là khả thi. Tuy nhiên, trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và chủ nghĩa bảo hộ, rủi ro của kinh tế Trung Quốc, tương lai không rõ ràng của tiến trình Brexit và mâu thuẫn trong nội bộ khu vực EU, sự thất thường của Donald Trump... khiến tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2019 trở nên bất định hơn, do có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới.

Tỷ lệ lạm phát bình quân quý I đang ở mức vừa phải (2,63%), tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Tác động của việc tăng giá điện và xăng dầu vừa qua đến CPI có thể kéo dài tới 2 - 6 tháng. Do vậy, để đạt được mục tiêu lạm phát dưới 4%, chính sách tiền tệ của NHNN vẫn cần sự thận trọng.

H.Y