【đội hình man utd gặp psg】Xây dựng xã hội học tập

Nhiều năm qua,ựngxhộihọctậđội hình man utd gặp psg các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể không ngừng đẩy mạnh xây dựng một xã hội học tập vững mạnh với nhiều kết quả nổi bật. Xây dựng xã hội học tập là nền tảng xây dựng tri thức vững vàng cho thế hệ mai sau.

Phong trào xây dựng xã hội học tập góp phần cùng ngành giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng giáo dục hàng năm.

Cùng gầy dựng phong trào học tập suốt đời

Năm 2015, Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng đến năm 2020” được Hội Khuyến học tỉnh triển khai thực hiện ở các địa phương. Trong đó, mỗi huyện, thị, thành phố sẽ chọn thực hiện thí điểm từ 1-2 đơn vị xã. Sau thời gian thí điểm năm 2016 đến nay, đề án bắt đầu được thực hiện đại trà về xây dựng các mô hình học tập. Ngay khi có chủ trương xây dựng gia đình học tập (GĐHT), dòng họ học tập (DHHT), cộng đồng học tập (CĐHT), đơn vị học tập (ĐVHT), các cấp hội khuyến học trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động các phong trào thi đua, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xây dựng kế hoạch triển khai sâu rộng phong trào học tập suốt đời đến mỗi gia đình, dòng họ… Từ đó, xuất hiện nhiều điển hình tiêu biểu về phong trào học tập suốt đời trong từng địa phương.

Gia đình ông Lê Văn Trường, ở ấp Phú Xuân, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, là gia đình học tập tiêu biểu ở các địa phương. Với đồng lương ít ỏi của nghề giáo viên trong thời bao cấp, vợ chồng ông đã vượt qua khó khăn về kinh tế nuôi 6 đứa con ăn học thành tài. Ông Trường tâm sự: “Thời bao cấp, lương giáo viên đâu được bao nhiêu, nên tháng nào hết tháng đó chứ đâu dư dả gì. Thấy vậy, ngoài thời gian đi dạy, tôi cũng tranh thủ về nhà làm ruộng để kiếm thêm thu nhập nuôi mấy đứa con nhỏ. Sinh ra và lớn lên trong điều kiện nghèo khó, nên vợ chồng tôi biết chỉ có học mới có thể giúp các con tôi sau này có được một cuộc sống ổn định. Chúng tôi luôn cố gắng lo cho 6 đứa học hành đến nơi đến chốn”.

Không phụ sự kỳ vọng của cha mẹ, 6 người con của ông Trường đều đã tốt nghiệp đại học, ra trường và có việc làm ổn định. Hiện nay, khi đã lo cho các con xong, vợ chồng ông Trường lại tiếp tục dạy cháu, với mong muốn từng đứa cháu trở thành những người có ích cho xã hội bằng con đường học tập. Không chỉ quyết tâm cho con, cháu ăn học thành tài, ông Trường còn tích cực tham gia công tác vận động tập, học bổng… để chăm lo cho học sinh nghèo, học sinh vượt khó học giỏi tại địa phương hàng năm.

Hạt nhân khơi dậy tinh thần khuyến học

Nếu GDHT được coi là hạt nhân để khơi dậy tinh thần khuyến học sôi nổi, rộng khắp thì những CĐHT ở các ấp, khu vực cũng có đóng góp không hề nhỏ để vận động người người, nhà nhà đều tham gia học tập.

Là một trong những ấp được chọn đề nghị UBND tỉnh tặng bằng khen là CĐHT tiêu biểu trên địa bàn huyện Châu Thành A, ông Trương Văn Hải, Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp Xẻo Cao A, xã Thạnh Xuân, bộc bạch: “Trên địa bàn hiện có 170 hộ là GĐHT và 3 DHHT vượt khó nuôi con, cháu ăn học thành tài. Để đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời tại địa phương hàng năm, chúng tôi thường rà soát tổ chức các đoàn đến tận nhà vận động những gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải cho con nghỉ học, cho các cháu trở lại lớp. Mỗi dịp khai giảng năm học mới hay địa phương có em học sinh nào gặp khó khăn, chúng tôi cũng vận động mạnh thường quân hỗ trợ tập, sách, học bổng… cho các cháu đến trường”.

Trên địa bàn ấp Xẻo Cao A có khoảng 219 hộ, trong đó mỗi năm có trên 70% số hộ tại địa phương đăng ký xây dựng GĐHT. Nhằm tiếp sức cho học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn đến trường hàng năm, địa phương cũng vận động giúp đỡ cho khoảng 30 em học sinh. Từ khi phong trào học tập suốt đời được triển khai sâu rộng, đã góp phần giúp người dân trên địa bàn nhận thức rõ tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục đối với việc xây dựng quê hương, đất nước.

Thời gian qua, phong trào xây dựng xã hội học tập ở các huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh dần lan tỏa rộng khắp, qua đây đã xuất hiện nhiều mô hình học tập tiêu biểu. Ông Bùi Văn Liễm, Chủ tịch Hội Khuyến học tỉnh, chia sẻ: “Sau 5 năm triển khai và thực hiện Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ và cộng đồng đến năm 2020” theo Quyết định 281 của Thủ tướng Chính phủ, Hậu Giang nhận được sự hưởng ứng tích cực từ các cơ quan, đơn vị trên địa bàn và các tầng lớp nhân dân. Hàng năm, chúng tôi đều vận động đăng ký các mô hình học tập, đến cuối năm chấm điểm xét công nhận từng mô hình. Từ khi triển khai thực hiện đến nay, đề án đã đi sâu đến mọi người, cụ thể đã xuất hiện nhiều gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập tiêu biểu. Đây là kết quả rất đáng ghi nhận qua đây, đã góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho các địa phương trên địa bàn tỉnh”.

Đến cuối năm 2019, toàn tỉnh có 113.290 gia đình, 446 dòng họ, 462 cộng đồng (ấp, khu vực), 76 cộng đồng (xã, phường, thị trấn) và 349 đơn vị được công nhận là GĐHT, DHHT, CĐHT, ĐVHT. Còn tính đến giữa tháng 6-2020, toàn tỉnh hiện có 136.163 gia đình đã đăng ký xây dựng GĐHT, 410 dòng họ đăng ký DHHT, 578 cộng đồng đăng ký CĐHT và 610 đơn vị đăng ký xây dựng ĐVHT.

 

Bài, ảnh: AN NHIÊN