【trận đấu genoa】Những ấn tượng lớn với ngành Tài chính

Với tôi,ữngấntượnglớnvớingànhTàichítrận đấu genoa ngành Tài chính để lại 4 ấn tượng lớn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 75 năm qua, nhất là những năm gần đây khi thực hiện các đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước.

Thứ nhất là trong tất cả các thời kỳ, kể cả thời kỳ kháng chiến kiến quốc, chống Mỹ cứu nước, thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 1997 - 1998, giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 - 2014, ngành Tài chính đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ một cách vẻ vang, trong điều kiện nhiệm vụ ngày càng nặng nề, rộng lớn, tính chất phức tạp ngày càng tăng. Đây là sự cố gắng rất lớn của toàn ngành, tất nhiên phải có sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, nhưng cái chính vẫn là sự tự thân của ngành.

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên

Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội
Nguyễn Đức Kiên

Thứ hai, so với thời kỳ đầu đổi mới cách đây hơn 30 năm, hiện nay ngành Tài chính đã có đội quân hùng hậu, chuyên nghiệp hơn. Trong toàn ngành, ở từng khâu, từng cấp, từng đơn vị trực thuộc đều có tiến bộ cả về năng lực quản trị cũng như hiệu quả.

Thứ ba, thời gian gần đây ngành Tài chính có nhiều mặt đi trước, đi đầu như trong việc sắp xếp lại, tinh giản bộ máy, tinh giản biên chế và việc thực hiện cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính trong ngành nói riêng. Điều này không chỉ nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của ngành mà còn có tác động lan toả với các ngành khác, góp phần thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về tinh gọn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và đẩy mạnh cải cách hành chính.

Ấn tượng thứ tư là ngành Tài chính đã có bước chuyển về tư duy trong các chính sách tài chính và ngân sách. Từ chỗ thu triệt để, chi tiêu tiết kiệm cũng triệt để, sang quan điểm tư duy mới là phải tạo dựng nguồn thu mới, nuôi dưỡng nguồn thu và chi tiêu trên cơ sở tiết kiệm, hiệu quả, uyển chuyển hơn.

Tài chính quốc gia và ngân sách là tấm gương phản ánh sức khỏe của nền kinh tế, cả về quy mô và sức chịu đựng. Đây là công cụ kinh tế quan trọng hàng đầu góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính vì thế, nó cũng vận động theo quá trình phát triển kinh tế. Chẳng hạn giai đoạn trước cuộc khủng hoảng năm 2008, kinh tế tăng trưởng cao đều đặn, quy mô của ngân sách cũng như nền tảng tài chính quốc gia cũng vận động theo hướng tích cực. Một mặt phản ánh thực tế của nền kinh tế, mặt khác phản ánh sự đóng góp của ngành Tài chính với tư cách là công cụ kinh tế quan trọng bậc nhất vào thành quả này. Khi kinh tế rơi vào khủng hoảng năm 2008, kéo dài đến 2014, nền kinh tế khó khăn nhiều bề. Ngành Tài chính cũng không thể tách khỏi guồng máy chung. Song nền kinh tế dù giảm sút nhiều về tốc độ tăng trưởng nhưng vẫn trong số những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao. Điều này có nhiều nguyên nhân nhưng không thể không nói đến vai trò tác dụng và ảnh hưởng quan trọng của ngành Tài chính.

Từ năm 2015 đến nay, kinh tế thoát khỏi hậu quả của cuộc khủng hoảng và bắt đầu lấy lại khí thế. Nhiều chỉ tiêu vĩ mô cải thiện tích cực, đặc biệt là nền tài chính quốc gia ổn định, cơ cấu ngân sách lành mạnh hơn... Đây là nhân tố phấn khởi để chào mừng Đại hội Đảng XIII, đưa đất nước bước vào thời kỳ phát triển kinh tế mới.

Đại dịch Covid-19 xảy ra tác động quá lớn và nặng nề đến toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam. Tình hình đặt ra trước mắt rất nhiều vấn đề khó khăn. Nguồn lực tài chính của Nhà nước bị thu hẹp nhưng nhu cầu cho phát triển, đảm bảo dân sinh rất lớn. Việc xử lý hài hoà mâu thuẫn này không dễ dàng. Ngành Tài chính phải liên tục cập nhật thông tin kịp thời, chính xác để chủ động hơn trong việc nghiên cứu, đề xuất tham mưu phương án cho Chính phủ, Nhà nước để xử lý tình huống mới này.

Hoàng Yến (ghi)