Là phường trung tâm của thị xã Kinh Môn với tổng số 3.183 hộ và hơn 9.800 nhân khẩu,ưuxâydựngmôhìnhđiểmvềchuyểnđổisốmainz – werder bremen An Lưu được thị xã quan tâm lựa chọn triển khai mô hình điểm chuyển đổi số-thanh toán số với mục tiêu phát triển hạ tầng thanh toán và thuê bao Viettel Money trên địa bàn phường, tạo nên hệ sinh thái tài chính số toàn diện.
Đồng thời, áp dụng công nghệ nhằm chuyển đổi số các hạng mục thuộc khu vực công góp phần xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xây dựng đồng bộ "xã chuyển đổi số".
Ông Đặng Văn Đức, Chủ tịch UBND phường An Lưu cho biết hiện nay phường có hạ tầng viễn thông khá đồng bộ, 100% các khu dân cư có sóng di động 3G, 4G, mạng internet cáp quang, tỷ lệ người dân sử dụng điện thoại thông minh khá cao.
Tổ công nghệ số cộng đồng các khu dân cư tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, sử dụng dịch vụ công trực tuyến, chữ ký số cá nhân và các kỹ năng số khác.
Tuy nhiên, tỷ lệ hồ sơ giao dịch trực tuyến tại bộ phận "một cửa" của phường mới đạt khoảng 50 %, đa số người dân vẫn có thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong hoạt động mua bán.
Thỏa thuận ký kết giữa phường An Lưu và Viettel Hải Dương chiều 4/10 vừa qua đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể nhằm xây dựng mô hình "xã chuyển đổi số" toàn diện tại phường An Lưu.
Đó là chuyển đổi số các hạng mục thuộc khu vực công như xây dựng cổng thông tin điện tử UBND phường An Lưu kết nối với cổng thông tin điện tử UBND thị xã Kinh Môn.
Xây dựng trang Zalo UBND phường An Lưu là kênh giao tiếp giữa cấp chính quyền và người dân. Kết nối hệ thống thanh toán và lắp đặt mã QR Viettel Money tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của phường. 100% trường học trên địa bàn phường thực hiện thu học phí trực tuyến.
Thanh toán tiền điện, chi lương và chi trả trợ cấp xã hội qua Viettel Money. Thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ Viettel Money để người dân có thể nạp/rút/chuyển tiền và sử dụng các dịch vụ tài chính khác.
Thiếu tá Phạm Đức Việt, Phó Giám đốc Viettel Hải Dương cho biết sau một thời gian đưa vào hoạt động, mô hình chợ 4.0 đã mang lại hiệu quả cao tại chợ Đọ (Ninh Giang) và chợ Hải Tân (TP Hải Dương).
Do vậy, Viettel Hải Dương tiếp tục áp dụng mô hình chợ 4.0 tại chợ An Lưu, phát triển phương thức thanh toán bằng mã QR cho các hộ kinh doanh và tiểu thương, giúp thuận tiện trong mua bán.
Chị Hoàng Thị Thảo, tiểu thương tại chợ An Lưu cho biết: "Tôi thấy thanh toán qua ứng dụng Viettel Money rất thuận tiện, khách hàng dù mua ít hay nhiều, tiền chẵn hay tiền lẻ chỉ cần quét mã QR chuyển khoản rất nhanh, không lo tiền giả, không phải trả lại tiền thừa".
Ông Đặng Văn Đức, Chủ tịch UBND phường An Lưu cho biết thêm để đạt được mục tiêu tối thiểu 50% người dân ở độ tuổi trưởng thành của phường có tài khoản Viettel Money và thường xuyên sử dụng dịch vụ, UBND phường tích cực giới thiệu và phổ biến các dịch vụ thanh toán số thông qua hệ thống loa phát thanh của phường, trang bị hình ảnh tuyên truyền và tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn kỹ năng cơ bản về chuyển đổi số cho các thành viên tổ công nghệ số cộng đồng.
Trước mắt thí điểm xây dựng 2 tuyến phố không tiền mặt tại phố Quang Trung và phố Nguyễn Trãi. Ngoài ra, phường tiếp tục trang bị hạ tầng công nghệ thông tin như lắp đặt hệ thống camera an ninh tại các tuyến phố và chợ.
TheoNhất Nguyễn(Báo Hải Dương)