88Point

Nhiều bất cập tồn tạiSáng ngày 28/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cahn vs hà tĩnh

【cahn vs hà tĩnh】Thủ tướng Chính phủ: Ngành Giáo dục cần có giải pháp đạt mục tiêu học thật, thi thật

Nhiều bất cập tồn tại

Sáng ngày 28/8,ủtướngChínhphủNgànhGiáodụccầncógiảiphápđạtmụctiêuhọcthậtthithậcahn vs hà tĩnh Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020-2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phát biểu tại Hội nghị.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn ngoài nêu lên những thành tích mà ngành đạt được thời gian qua đồng thời cũng thừa nhận những hạn chế, bất cập đang tồn tại.

Theo đó, chất lượng, hiệu quả dạy và học trực tuyến còn hạn chế, nhất là ở bậc tiểu học và ở những địa phương chưa có điều kiện. 

Việc sắp xếp lại cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ở một số địa phương chưa phù hợp, còn thiếu trường, lớp ở một số khu đô thị, khu công nghiệp, vùng sâu, vùng xa. 

Mạng lưới cơ sở giáo dục đại học chưa được quy hoạch tổng thể và sắp xếp hợp lý. Thiếu quỹ đất cho xây dựng trường học, đặc biệt là ở các thành phố lớn và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp; trong khi một số nơi có quỹ đất nhưng gặp khó khăn cả về vốn và cơ chế đầu tư.

Tình trạng thừa, thiếu cục bộ giáo viên ở một số địa phương chậm được giải quyết. Chất lượng đội ngũ không đồng đều giữa các vùng miền và địa phương. 

Chi ngân sách nhà nước cho toàn ngành Giáo dục năm 2021 chỉ đạt khoảng 17,3% chi ngân sách cả nước, chưa đạt tỉ lệ 20% theo luật định. 

Nhiều địa phương chưa bảo đảm tỉ lệ chi tối thiểu 18% theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-TTg. Việc mua sắm bổ sung thiết bị theo yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 còn chậm.

Cũng tại sự kiện này Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã kiến nghị một số giải pháp để khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19 đang gây ra cho các ngành trong đó có ngành Giáo dục.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Chính phủ xem xét, bố trí kinh phí để ngành Giáo dục thực hiện các giải pháp chuyển trạng thái hoạt động thích ứng với dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và có thể kéo dài, gắn với đẩy mạnh chuyển đổi số trong dạy và học.

Trước mắt tập trung xây dựng hệ thống bài giảng trên truyền hình, bài giảng điện tử, kho học liệu số dùng chung cho học sinh phổ thông cả nước; tập huấn giáo viên về kĩ năng dạy và quản lý lớp học trực tuyến; đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu dạy và học trong năm học.

Bộ Giáo dục và Đề tạo kiến nghị Chính phủ quan tâm, xem xét giao bổ sung biên chế để tuyển dụng giáo viên đảm bảo các quy định hiện hành về vị trí việc làm và định mức giáo viên; 

Không áp dụng quy định giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập, 10% biên chế sự nghiệp, 10% chi trực tiếp từ ngân sách đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, tổ chức thực hiện việc đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên cho các cơ sở đào tạo giáo viên theo Nghị định số 116 của Chính phủ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các địa phương khi phân bổ ngân sách giai đoạn 2021-2025 cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo bảo đảm tối thiểu 20% tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm theo Luật Giáo dục 2019.

“Chỉ đạo các địa phương bố trí ngân sách phát triển giáo dục tại địa phương, đảm bảo tỉ lệ chi chuyên môn tối thiểu 18% trong tổng chi thường xuyên theo Quyết định 46/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ”, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất.

Thủ tướng yêu cầu triển khai tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ em

Thủ tướng giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ em. Bộ Y tế quy định độ tuổi tiêm các loại vắc-xin để tính toán phân bổ, có kế hoạch tiêm vắc-xin phù hợp. 

Thủ tướng giao Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai tiêm vắc-xin cho trẻ em.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các cơ quan liên quan cần tiếp tục rà soát, bổ sung sớm cho những nơi thiếu vắc-xin cho giáo viên. 

Đồng thời với việc tiêm vắc-xin, cần bảo đảm các điều kiện vật chất và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch khác khi học sinh trở lại học bình thường, an toàn.

Để đảm bảo quá trình dạy và học trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp theo yêu cầu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, các địa phương không có dịch (vùng xanh) chủ động phương án cho học sinh quay lại trường học nhưng có biện pháp kiểm tra, sàng lọc, đảm bảo môi trường và có biện pháp phòng chống dịch phù hợp, không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không thỏa mãn với những kết quả đã đạt được.

Đối với “vùng đỏ” và “vùng vàng”, giải pháp trước mắt là học sinh vẫn phải học trực tuyến. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có hướng dẫn cụ thể, có chương trình dạy và học phù hợp. 

Lãnh đạo địa phương cần hết sức lưu tâm dành các nguồn lực để hỗ trợ các trường hợp học sinh khó khăn không có phương tiện học tập trực tuyến, đảm bảo sự công bằng trong học tập không để ai bị bỏ lại phía sau, các cháu bị thất học.

Đối với những học sinh, sinh viên ở gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch, cần triển khai chính sách miễn giảm học phí để đảm bảo không cháu nào bị thất học sau dịch hoặc vì nghèo mà không được đến trường. 

“Nhiều giáo viên bị ảnh hưởng do trường đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục, mầm non cũng cần được quan tâm hơn nữa”, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu.

Với những hạn chế, bất cập đang tồn tại do khách quan dịch bệnh gây ra hay do cố hữu tồn tại của ngành Thủ tướng đề nghị ngành Giáo dục và các địa phương phải có cách làm, kế hoạch giải quyết các vấn đề trên một cách khả thi, phù hợp, có trọng tâm trọng điểm.

Theo yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ, chất lượng giáo dục phải được nâng lên cùng với chất lượng giáo viên, phải có chính sách khuyến khích học sinh giỏi vào ngành sư phạm;

Tạo môi trường, hệ sinh thái giáo dục phát triển lành mạnh, bình đẳng, sáng tạo, khuyến khích đổi mới, ngoài khuyến khích vật chất phải khuyến khích về tinh thần, phát triển giáo dục phù hợp với đặc điểm từng địa phương, từng vùng miền. Cơ chế, chính sách phải hài hòa lợi ích giữa người dân, nhà nước, nhà đầu tư và chia sẻ rủi ro.

Ngành giáo cần hoàn thành Chiến lược giáo dục trong quý IV năm nay cùng Kế hoạch hành động cụ thể để tiếp tục thực hiện đổi mới giáo dục căn bản ở tất cả các cấp học, tạo động lực mới, đột phá cho sự phát triển, thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục, vận hành cơ chế tự chủ đại học, mở rộng hợp tác quốc tế... để thu hút kiến thức, nguồn lực, công nghệ đào tạo, quản lý từ nước ngoài. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu ngành Giáo dục cần có giải pháp tổng thể giảm bệnh thành tích trong giáo dục để đạt mục tiêu “học thật, thi thật, nhân tài thật”, thu hút nhân tài, “học gắn với hành”, khắc phục tình trạng “ thừa thầy, thiếu thợ”, từ đào tạo - tuyển dụng - sử dụng nguồn nhân lực.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu kỹ vấn đề tự chủ giáo dục, không chậm trễ, không nóng vội, thận trọng, kỹ lưỡng, khoa học; tự chủ về chuyên môn, kinh phí nhưng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap