【kết quả vô địch nga】Doanh nghiệp đang được xem xét cơ cấu nợ

doanh nghiep dang duoc xem xet co cau no

Toàn hệ thống ngân hàng đang thực hiện cơ cấu nợ cho doanh nghiệp.

Nhận được thông tin Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc,ệpđangđượcxemxétcơcấunợkết quả vô địch nga điều chỉnh lãi suất cho vay… bắt đầu từ ngày 24-4, ngay sáng 25-4, chị Hoàng Hồng Hạnh, nhân viên Công ty TNHH T.V đã điện thoại đến ngân hàng để hỏi tình hình cụ thể về những khoản vay. Nhân viên tín dụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cho biết ngân hàng sẵn sàng làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để nắm bắt cụ thể tình hình tài chính cũng như hoạt động của Công ty.

Chị Hạnh cho biết, do thời gian qua, diễn biến thị trường khó khăn, Công ty không tiêu thụ được sản phẩm nên không lưu thông được nguồn tiền dẫn đến nợ quá hạn ngân hàng 400 triệu đồng. Cũng trong khó khăn nên doanh nghiệp đã tìm ra những cải tiến mới cho sản phẩm của mình (các loại bếp dân dụng) và phản hồi từ thị trường cho thấy, những sản phẩm mới được người tiêu dùng đón nhận. Chị Hạnh hy vọng những thông tin tích cực này sẽ thuyết phục được ngân hàng để Công ty của chị được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc.

Tại TP HCM, theo báo cáo của UBND Thành phố, nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn có chiều hướng tăng. Đến tháng 3-2012, tổng số nợ xấu phát sinh gần 37.000 tỉ đồng, chiếm 4,9% tổng dư nợ.

Trong tổng số 23.264 DN đang vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM, với dư nợ đạt trên 423.000 tỉ đồng, thì có đến 1.400 DN phát sinh nợ xấu, với tỉ lệ nợ xấu chiếm 5,8% tổng dư nợ cho vay.

Nợ xấu tập trung cao nhất vào các DN thuộc lĩnh vực xây dựng, bất động sản, chiếm gần 4.000 tỉ đồng.

Theo Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng, việc gia tăng nợ xấu đã tác động trực tiếp đến tình hình tài chính, thanh khoản của các ngân hàng thương mại và ảnh hưởng đến quá trình mở rộng, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế nói chung và DN nói riêng.

Một số DN cho biết, do khó khăn không thể trả nợ vay cho ngân hàng đúng hạn nên bị liệt kê vào danh sách nợ xấu. Mà đã bị vào danh sách này thì DN hết “cửa” để tiếp cận vốn vay của ngân hàng. Nên DN đã nghèo lại càng nghèo, không còn đường để thoát khỏi khó khăn.

Với văn bản số 2506/NHNN-CSTT ngày 24-4, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện một số nội dung nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tái cơ cấu nợ.

Cụ thể, khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay, được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả nợ sẽ được xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay.

Khách hàng không có có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn và được đánh giá là có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.

Thống đốc cũng yêu cầu tổ chức tín dụng xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động.

Qua trao đổi, lãnh đạo một số ngân hàng và chuyên gia kinh tế đánh giá cao về hiệu ứng tích cực của quy định mới này. Các ngân hàng cho biết sẽ tích cực thực hiện các quy trình, thẩm định nhanh và chính xác các hồ sơ cơ cấu nợ để doanh nghiệp nhanh chóng được giảm lãi vốn các khoản vay.

Song Trân- Lê Thu