88Point

LTS: Ngày này cách đây 65 năm (13/3/1954), pháo binh Việt Nam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch s bảng xếp hạng c2 vòng 1/8

【bảng xếp hạng c2 vòng 1/8】Chiến dịch Điện Biên Phủ: Chính ủy trẹo chân vẫn hành quân kéo pháo

LTS: Ngày này cách đây 65 năm (13/3/1954),ếndịchĐiệnBiênPhủChínhủytrẹochânvẫnhànhquânkéophábảng xếp hạng c2 vòng 1/8 pháo binh Việt Nam mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

VietNamNet giới thiệu tới bạn đọc câu chuyện về Thượng tướng Phạm Ngọc Mậu, nguyên Chính ủy Đại đoàn Công pháo 351, nguyên Chính ủy Bộ Chỉ huy kéo pháo chiến dịch Điện Biên Phủ, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam.

Bài viết có sử dụng tư liệu từ hồi ký của Trung tướng Phạm Kiệt, nguyên Cục phó Cục Bảo vệ, phụ trách công tác bảo vệ trong chiến dịch Điện Biên Phủ; hồi ký Kéo pháo vào, kéo pháo ra của Thượng tướng Phạm Ngọc Mậu cùng một số tư liệu do gia đình cung cấp.

Căng sức kéo pháo

Sự thật về 4 chữ huyền thoại “chân đồng, vai sắt” của pháo binh Việt Nam do Bác Hồ dành tặng bắt nguồn từ những thực tế rất giản dị nhưng cũng rất vĩ đại, thấm đẫm máu và mồ hôi của bộ đội ta.

Những khẩu pháo nặng cả tấn khi đè lên đến đồng hay sắt còn phải lún xuống huống chi là xương thịt của con người, đã được bộ đội ta gánh, kéo, vác bằng tay, bằng sức người, bước đi bằng những đôi chân vượt qua đỉnh núi cao ngàn mét, dưới mưa bom của kẻ thù để vào trận địa.

{ keywords}
Bộ đội kéo pháo vào trận địa chuẩn bị tác chiến. Ảnh tư liệu

Bộ Tư lệnh chiến dịch đã quyết định thành lập Bộ chỉ huy kéo pháo do ông Phạm Ngọc Mậu, Chính ủy Đại đoàn Công pháo 351 làm Chính ủy; ông Lê Trọng Tấn, Đại đoàn trưởng Đại đoàn 312 làm Tư lệnh.

Con đường kéo pháo nếu tính ra chỉ hơn mười cây số nhưng lại vắt qua nhiều ngọn núi cheo leo hiểm trở, bò quanh miệng những vực sâu. Ông Phạm Kiệt (Cục phó Cục Bảo vệ) được Bộ chỉ huy chiến dịch cử làm phái viên đi đôn đốc, kiểm tra việc kéo pháo. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giao nhiệm vụ cho ông:

- Anh thay mặt cho Bộ xuống kết hợp với anh Phạm Ngọc Mậu, Chính ủy 351 động viên tổ chức bộ binh, pháo binh, công binh hợp sức kéo pháo. Phải bàn bạc với anh em cán bộ phụ trách, sống chết cùng chiến sĩ, đem cho được pháo vào trận địa. Ngoài ra, anh kết hợp công tác bảo vệ, bố trí quân báo vũ trang phong toả cho được các ngả đường địch có thể ra.

Thời gian lúc này rất quý, không thể để lãng phí. Bộ chỉ huy kéo pháo quyết định cho kéo pháo ngay, tin rằng anh em chiến sĩ sức lực còn khoẻ, cứ chia pháo cho từng đơn vị, động viên tốt thì mấy đèo, mấy núi cũng qua. Nhưng có một điều chưa lường trước là sức nặng của khẩu pháo lúc lên dốc, vì vậy sau này gặp khó khăn không khỏi lúng túng.

Chặng đầu, đường còn bằng phẳng, chưa gặp dốc cao, pháo 105 ly đi trước, cao xạ theo sau. Kéo suốt đêm đi được một cây số, nói chung chưa gặp trở ngại gì. Trước kết quả ấy, ông Phạm Ngọc Mậu nói với ông Phạm Kiệt:

- Đêm thứ nhất được như vậy là khá. Các chiến sĩ của ta đã biểu lộ một quyết tâm sắt đá đưa pháo vào trận địa. Cứ tình hình này, sẽ không có khẩu nào bị rút lại. Tuy vậy, qua một đêm kéo pháo trên đường bằng mà chỉ đi được một cây số, chúng tôi bắt đầu lo cho những chặng sau. Bao nhiêu là dốc cao đang chờ phía trước.

Đêm thứ hai có khó khăn hơn nhưng cũng trót lọt. Cho đến đêm thứ ba và hai đêm tiếp theo thì vất vả vô cùng. Có đêm mới bắt đầu vượt dốc cao thì trời đổ mưa tầm tã. Chân người giẫm mãi vào một chỗ đất cứng cũng biến thành bùn nhão. Pháo lên dốc chỉ nhích từng tý một. Một nhịp hô "hai… ba này!" các chiến sĩ chỉ kéo được chưa đầy một gang tay…

"Đồi ông Mậu", “dốc ông Mậu"

Lịch sử đã ghi nhận những tấm gương chiến sỹ đã anh dũng hy sinh khi kéo pháo vào, kéo pháo ra như Tô Vĩnh Diện, Lê Văn Chức...

{ keywords}
Ông Phạm Ngọc Mậu báo cáo công tác với Bác Hồ

Nhưng nói đến sự hy sinh dũng cảm của anh em bộ đội trong chiến dịch, không thể không kể đến tinh thần gương mẫu của cán bộ. Họ vừa chỉ huy, vừa kéo pháo, vặn tời như anh em.

Ông Phạm Kiệt, Cục phó, phụ trách công tác bảo vệ chiến dịch, khi đi kiểm tra, qua dòng người kéo pháo cũng không biết ai là chỉ huy, không nhận ra ông Phạm Ngọc Mậu trong hàng trăm cán bộ, chiến sỹ.

Mỗi lần muốn gặp một cán bộ nào, ông Phạm Kiệt phải gọi: "Đồng chí chỉ huy đơn vị này đâu?" và khi có người bước ra khỏi đội ngũ kéo pháo, báo cáo: "Có tôi", lúc đó mới biết là người chỉ huy của họ.

Ban đêm, cán bộ chỉ huy cùng anh em vật lộn với pháo, nhưng ban ngày thì lại phải họp hành rút kinh nghiệm, kiểm tra nơi ăn chốn nghỉ của đơn vị. Có lúc vừa nằm nghỉ, chưa kịp chợp mắt thì máy bay địch đã đến lại phải vùng dậy quan sát, xử trí...

Bộ đồ dạ trên mình ông Phạm Kiệt luôn trong tình trạng đẫm nước mưa và lấm bê bết, áo lót cũng ướt lạnh, nước mưa hoà với mồ hôi. Ông chỉ có một mảnh vải Quảng vừa dùng để làm chăn, làm chiếu, vừa làm màn. Bi đông, súng lục, gậy, xếp bên mình. Những ngày đầu có bộ đồ dạ cũng đỡ lạnh nhưng sau này, xong đợt công tác kéo pháo, áo dạ của ông đã rách nát. Sức khoẻ của ông qua mấy đêm kéo pháo vẫn bình thường.

Riêng ông Phạm Ngọc Mậu vì đi núi, leo dốc nhiều, nên bị trẹo xương đầu gối và giãn dây chằng, thỉnh thoảng phải nắn, xoa bóp mới đi tiếp được.

Và cũng từ ấy, đỉnh Pha Sông cao ngất (hơn 1.400m) ở Điện Biên, nơi đóng quân của Bộ chỉ huy kéo pháo, nơi có con dốc dựng thẳng đứng buộc phải vượt qua để kéo pháo vào Điện Biên, nơi có Chính ủy trẹo chân và Cục phó Cục bảo vệ áo rách đã được anh em bộ đội gọi bằng cái tên trìu mến là "Đồi ông Mậu", “Dốc ông Mậu” -  tên của người Chính ủy Đại đoàn Công pháo.

7 tướng Pháp và 1 Điện Biên

7 tướng Pháp và 1 Điện Biên

Từ thời điểm 23/9/1945 đến 7/5/1954 rồi ký kết hiệp định Genève kết thúc chiến tranh, quân đội Pháp đã cử sang chiến trường Đông Dương 7 vị tướng nhưng tất cả đều thất bại.

访客,请您发表评论:

网站分类
热门文章
友情链接

© 2025. sitemap