Chiều 1/6,áxăngtạiViệtNamthếnàosovớicácnướcĐôngNamÁkeonhacai nhan dinh liên Bộ Tài chính - Công Thương quyết định điều chỉnh giá bán xăng dầu theo chu kỳ.
Theo đó, xăng E5 RON 92 tăng 600 đồng/lít, giá xăng RON 95 được điều chỉnh tăng 920 đồng/lít. Sau khi tăng, mức giá bán lẻ tối đa với xăng E5 RON 92 là 30.230 đồng/lít và xăng RON 95 là 31.570 đồng/lít. Đây là đợt tăng thứ 5 liên tiếp và là đợt tăng thứ 11 của mặt hàng này chỉ trong nửa đầu năm 2022.
Tại Đông Nam Á, theo số liệu của Global Petro Price cập nhật ngày 30/5, giá xăng của Việt Nam (1,389 UDS/lít) đang thấp hơn giá xăng của Campuchia (1,392 USD/lít), Thái Lan(1,541 USD/lít), Philippines (1,631 USD/lít), Lào (1,645 USD/lít) và Singapore (2,315 USD/lít).
Các quốc gia có giá xăng rẻ hơn Việt Nam là Malaysia (0.47 USD/lít) và Indonesia (1,203 USD/lít).
Giá xăng trung bình của thế giới trong ngày 30/5 là 1,41 USD/lít. Giá ở mỗi quốc gia khác nhau tùy thuộc vào các loại thuế và trợ cấp xăng dầu của chính phủ.
Juthathip Jongwanich (Phó giáo sư Kinh tế tại Đại học Thammasat) cho biết tại Indonesia và Malaysia, mức tiêu thụ xăng dầu và năng lượng tương đối thấp. Điều này có thể giúp hạn chế tác động của việc tăng giá mặt hàng này đối với lạm phát. Ở Singapore và Thái Lan, mức tiêu thụ xăng và năng lượng tương đối cao sẽ dẫn đến việc giá xăng tác động đến các mặt hàng khác trong nước.
Cũng theo giáo sư Juthathip Jongwanich, kinh tế các nước Đông Nam Á đều đang bị tác động bởi giá nhiên liệu tăng cao.
Cụ thể, lạm phát sản xuất và tiêu dùng ở Thái Lan đã tăng lên 11,44% và 5,73% so với cùng kỳ năm trước vào tháng 3, tăng lần lượt từ 8,7% và 3,23% trong tháng 1. Mặt khác, tác động của lạm phát giá tiêu dùng chưa rõ ràng ở Việt Nam, Malaysia và Indonesia vì lạm phát của các nước này vẫn ở mức 2,2–2,6%. Tuy nhiên, giá xăng tăng đã tác động đến các ngành khác, chẳng hạn như giao thông, nhà ở, điện, khí đốt và các loại nhiên liệu khác.
Sự can thiệp của chính phủ, ví dụ như trợ cấp năng lượng, có thể giúp giảm bớt tác động của giá nhiên liệu tăng cao đối với lạm phát, đặc biệt là ở Indonesia. Theo Cơ sở dữ liệu trợ cấp nhiên liệu (IEA), trợ cấp nhiên liệu ở Indonesia chiếm khoảng 0,6% GDP vào năm 2020, so với 0,1% ở Thái Lan và Việt Nam trong cùng năm.
Về giá lương thực, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam có thể sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn các nước khác, do mức tiêu thụ bình quân đầu người đối với các loại lương thực chính như lúa mì tương đối cao. Tuy nhiên, việc kiểm soát giá cả và trợ cấp trực tiếp cho các hộ gia đình sẽ giúp giảm bớt tác động của việc tăng giá thực phẩm và hạn chế khả năng các doanh nghiệp chuyển những chi phí cao hơn này sang người tiêu dùng.
(Theo Zing)