【nhận định trận napoli】Nữ đại gia đứng sau thương vụ Thép Sông Hồng giải thể
Báo cáo tài chính mới nhất của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị (HUD) cho biết Tòa án Nhân dân tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty CP Thép Sông Hồng.
Trong đó,ữđạigiađứngsauthươngvụThépSôngHồnggiảithểnhận định trận napoli quyết định này được đưa ra dựa trên yêu cầu và các giấy tờ, tài liệu liên quan của HUD, với lý do nhà sản xuất thép này đã mất khả năng thanh toán.
Với vai trò là công ty liên quan có khoản phải thu hơn 46 tỷ đồng, việc Thép Sông Hồng mở thủ tục phá sản, HUD mới có cơ hội thu hồi một phần khoản đầu tư đã rót vào nhà sản xuất thép này thông qua việc thanh lý các tài sản còn lại của công ty.
HUD từng là cổ đông sáng lập và lớn nhất tại Thép Sông Hồng, nhưng sau khi công ty thép này tái cơ cấu, HUD đã chuyển toàn bộ vốn nắm giữ tại đây cho Tổng công ty Sông Hồng và chỉ còn là đối tác. Điều này cũng khiến 2 bên phát sinh một khoản phải thu từ cổ phần hóa hơn 46 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc Thép Sông Hồng làm ăn kém hiệu quả nhiều năm gần đây đã khiến HUD đã phải trích lập dự phòng với toàn bộ khoản phải thu ngắn hạn này.
Năm 2012, một loạt lãnh đạo tại Thép Sông Hồng bị khởi tố do liên quan đến việc rút ruột tài sản công ty giai đoạn 2009-2011, HUD ước tính giá trị sổ sách của công ty thép này là âm 9.500 đồng/cổ phiếu với vốn chủ sở hữu âm 110 tỷ đồng.
Nhà xưởng của Thép Sông Hồng trên lô đất rộng 10 ha tại TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: D.Q. |
Đến hết quý I/2012, Thép Sông Hồng đã nợ gần 540 tỷ, trong đó có 350 tỷ đồng nợ quá hạn.
Đến năm 2015, hy vọng lấy lại được khoản đầu tư này lại thắp lên với HUD khi Thép Sông Hồng tái cơ cấu với sự tham gia của cổ đông mới là Công ty CP Đầu tư phát triển Việt Thành, doanh nghiệp do bà Trần Thị Huệ Chi (sinh năm 1975) làm chủ tịch.
Không lâu sau khi nhận vốn từ cổ đông mới, Thép Sông Hồng cũng cho ra đời sản phẩm mới là thép Shinkanto. Giai đoạn này cũng ghi nhận công ty có nhiều hợp đồng gia công thép với Việt Thành, cổ đông này cũng là đối tác chính trong khâu tiêu thụ sản phẩm của nhà máy thép.
Bà Huệ Chi sau đó cũng được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT Thép Sông Hồng.
Tuy nhiên, sau 7 năm vận hành dưới sự quản lý của cổ đông mới, kết quả kinh doanh của Thép Sông Hồng vẫn không mấy khả quan mà còn liên tục thua lỗ. Thậm chí, công ty còn nhiều lần bị vướng vào các vụ xử phạt và truy thu về thuế.
Đến cuối quý II/2020, tổng tài sản của công ty là hơn 344 tỷ nhưng vay nợ quá hạn lên tới 420 tỷ đồng. Tài sản lớn nhất của nhà sản xuất thép này là khu đất hơn 10 ha tại phường Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
Về phía nữ doanh nhân Trần Thị Huệ Chi, ngoài Công ty Việt Thành, bà còn là chủ sở hữu và đại diện pháp luật của khoảng 17 công ty trong lĩnh vực buôn bán sắt thép; bất động sản; hóa chất, sản phẩm hóa dầu; thiết bị y tế…
Tuy nhiên, ngày 7/17 công ty liên quan bà Chi đã giải thể hoặc tạm dừng hoạt động (thuộc nhóm bán buôn, buôn thép…). Trong khi đó, các công ty đang hoạt động còn lại chủ yếu liên quan lĩnh vực bất động sản, du lịch nghỉ dưỡng và mua bán nợ.
Bà Chi cũng từng có thời gian đảm nhiệm vai trò phó tổng giám đốc tại Công ty Chứng khoán EuroCapital và thành viên HĐQT Công ty Chứng khoán Mê Kông (MSC) giai đoạn 2009-2014.
Hiện tại, các công ty có liên quan vị nữ doanh nhân này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bất động sản như Công ty Suối Rồng Thanh Thủy; Idhomes; Chi Hospitality International; Đầu tư Chi Việt Nam…
(Theo Zing)
Nguy cơ mất trắng hàng trăm tỷ đồng vì đầu tư vào công ty sắp giải thể
Tổng Công ty Cổ phần Sông Hồng khả năng cao sẽ mất trắng 102 tỷ đồng do đầu tư góp vốn vào Công ty Cổ phần Thép Sông Hồng - doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể.