Những rủ ro khi peel da tại nhà nên biết
Theácsĩchỉranhữnglưuýkhipeeldatạinhàchongườimớibắtđầbxh usa major league soccero BSCKI Hoàng Phú Thọ, Chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, peel da là phương pháp sử dụng các hoạt chất hóa học tác động lên da để loại bỏ lớp tế bào chết, giúp tái tạo làn da, mang lại làn da trẻ trung, khỏe mạnh.
Các hoạt chất thường sử dụng trong peel da là các acid có nguồn gốc tự nhiên như alpha hydroxy acid (AHA), salicylic acid (BHA), tricloacetic acid (TCA), retinol… giúp trị mụn, mờ thâm, làm sáng và trẻ hóa làn da.
Peel da có thể được chia thành 3 cấp độ nhẹ, trung bình và sâu. Peel da ở mức độ nhẹ thường dùng alpha hydroxy acid (AHA) hoặc beta hydroxy acid (BHA) nhằm làm sáng da, giảm những vết thâm do mụn để lại. Ở mức độ nhẹ, peel da khá an toàn và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, da có thể mẩn đỏ tạm thời, bong tróc nhẹ và nhạy cảm với ánh sáng. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau vài ngày và không có gì đáng ngại.
Peel da ở mức độ trung bình xâm nhập sâu hơn. Các hoạt chất được sử dụng để tác động vào lớp biểu bì và lớp sâu hơn của da với các tác dụng khác nhau như giảm sẹo nông do mụn để lại, làm mờ nám, tàn nhang, hỗ trợ giảm nếp nhăn quanh mắt, miệng...Các tác dụng phụ có thể gặp khi peel da mức độ trung bình bao gồm mẩn đỏ, sưng tấy, đóng vảy, ngứa và bong tróc. Các biểu hiện này thường tự thuyên giảm sau khoảng 2 tuần.