Cả nước có 33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại dẫn đến thay đổi mức vay của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định. (Ảnh: Vietnam+)
Ngày 30/11,ộTàichínhHạnchếtìnhtrạngđịaphươngxinđiềuchỉnhdựtoánvaylạtin chuyen nhuong moi nhat mu Bộ Tài chính thông tin đã có văn bản số 13094/BTC-QLN báo cáo Lãnh đạo Chính phủ về nguyên nhân của tình trạng có nhiều địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vay lại năm 2023. Đơn vị này cũng đề xuất Chính phủ một số giải pháp để hạn chế tình trạng này trong thời gian tới.
33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại
Bộ Tài chính cho biết tính đến ngày 31/8, cả nước có 33 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại dẫn đến thay đổi mức vay của từng địa phương so với mức được Quốc hội đã quyết định. Cụ thể, 27 địa phương đề nghị giảm dự toán vay lại với tổng số đề nghị giảm là 5.565 tỷ đồng và 6 địa phương đề nghị tăng dự toán vay lại với tổng số đề nghị tăng là 349 tỷ đồng.
Sau khi Bộ Tài chính tổng hợp và báo cáo nội dung điều chỉnh này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 18/10, trong đó thông qua nội dung báo cáo của Bộ Tài chính và giao Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Báo cáo trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định. Đến ngày 23/10, Chính phủ đã có Tờ trình báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung trên. Theo đó, Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội đã họp thẩm định nội dung này. Hiện nay, Bộ Tài chính đang chờ ý kiến thẩm định chính thức từ Ủy ban Tài chính ngân sách.