Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM- Điểm sáng về xúc tiến du lịch | |
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chưa như kỳ vọng,áttriểndulịchquốctếđểkhôiphụcdulịchtoàndiệestoril là gì cần giải pháp nào? |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Bộ Du lịch Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch quốc tế TPHCM 2022. |
Nhiều tiềm năng phát triển du lịch MICE
Tại diễn đàn, các chuyên gia, đại biểu đã cùng trao đổi, thảo luận, về xu hướng phát triển du lịch quốc tế, phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng…) sau đại dịch cũng như đưa ra những giải pháp nhằm phục hồi và phát triển du lịch quốc tế bền vững.
Phát biểu tại diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng cho biết, 8 tháng năm 2022, tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 1,2 triệu lượt và tổng số khách du lịch nội địa đạt khoảng 79,8 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch 8 tháng qua ước đạt 356.600.000 tỷ đồng. Số doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ tăng nhanh. Việt Nam tiếp tục nằm trong số những điểm đến có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, từ 50-75%. Lượng tìm kiếm quốc tế về du lịch Việt Nam trong tháng 7/2022 tăng trên 1.200% so với cùng kỳ.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các điểm đến trên toàn cầu, đòi hỏi Việt Nam cần có những chiến lược, sản phẩm độc đáo riêng phù hợp với xu hướng du lịch mới hậu Covid-19. Trong đó, thu hút đầu tư, phát triển du lịch MICE, tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn là một trong những định hướng quan trọng của du lịch Việt Nam đến năm 2025.
Du lịch MICE có thể mang lại nguồn doanh thu lớn, thuận lợi để tạo sức lan tỏa về điểm đến. Song đây cũng là loại hình du lịch đòi hỏi mức độ cao về sự chuyên nghiệp, tính kết nối, chọn lọc các điểm đến, sản phẩm trải nghiệm. Vì vậy, để du lịch MICE thực sự có những bứt phá mạnh mẽ hơn trong thời gian tới, ngành du lịch Việt Nam, các địa phương, doanh nghiệp, điểm đến cần tiếp tục có những định hướng, giải pháp đồng bộ cùng sự phối hợp hiệu quả của các ngành, dịch vụ liên quan.
TPHCM luôn là điểm đến thu hút số lượng khách quốc tế và trong nước lớn so với cả nước. Bà Phan Thị Thắng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM cho biết, TPHCM luôn chiếm gần 50% tổng lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Doanh thu từ khách du lịch quốc tế đến TPHCM chiếm khoảng 1/4 doanh thu từ khách du lịch quốc tế của cả nước. Du lịch phát triển sẽ thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác nhất là lĩnh vực dịch vụ và chuỗi cung ứng.
Theo đó, để chủ động phục hồi và phát triển du lịch, TPHCM đã triển khai nhiều giải pháp, quảng bá, xây dựng và kiến tạo nhiều sản phẩm điểm đến du lịch, liên kết với các tỉnh thành trong cả nước. Đồng thời, TPHCM cũng có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, lữ hành, dịch vụ.
Hiện ngành du lịch TPHCM đang triển khai kế hoạch để du lịch MICE được khai thác đồng bộ và hiệu quả hơn. Trong đó, TPHCM sẽ xây dựng riêng một chương trình đón khách MICE trên cơ sở tiếp thu các giải pháp hiệu quả của các thành phố lớn trong và ngoài nước.
Người mua quốc tế tìm hiểu cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường du lịch tại Việt Nam trong khuôn khổ Hội chợ. Ảnh: T.D |
Phát triển bền vững
Ngành du lịch Việt Nam đang sẵn sàng tăng trưởng mạnh mẽ trong 5 năm tới, với doanh thu du lịch quốc tế dự kiến sẽ vượt qua mức trước đại dịch vào năm 2024, trở thành một trong những động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch. Mặc dù mới chỉ mở cửa du lịch từ tháng 3 năm 2022, nhưng Việt Nam đã tích cực tăng cường các hoạt động kết nối, giao thương, phục hồi phát triển du lịch, để bù đắp những thiệt hại trong đại dịch.
Đánh giá về cơ hội phục hồi du lịch sau dịch của Việt Nam, bà Zoritsa Urosevic, Tổng Giám đốc Tổ chức Du lịch thế giới nhận định, Việt Nam có những bước tiến rõ rệt để đẩy nhanh sự phục hồi du lịch. Thông qua Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, Chính phủ đã cam kết ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực du lịch, đưa ra các chính sách và cơ chế mới về tài chính, tín dụng và thuế nhằm hỗ trợ sự phục hồi và phát triển của du lịch từ nay đến năm 2030.
Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, du lịch quốc tế khôi phục mạnh mẽ thì ngành du lịch Việt Nam mới khôi phục toàn diện. Hiện nay, đại dịch chưa hết nhưng ngành du lịch đã vượt qua được thời khắc khó khăn của đại dịch, bước vào giai đoạn phục hồi phát triển và tự tin hơn để mở rộng thị trường du lịch trong bối cảnh mới, cùng với các giải pháp an toàn, linh hoạt, mạnh mẽ.
Tuy nhiên, để du lịch lấy lại được khoảng thời gian đã mất cũng như đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Việt Nam cần thực hiện nhanh hơn các gói hỗ trợ để giải quyết nhanh hậu quả của đại dịch. Từng địa phương cùng nhau hỗ trợ cần thiết để đưa người lao động tạm thời chuyển từ du lịch sang ngành khác quay trở lại ngành du lịch. Thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt, có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ, hộ gia đình kinh doanh du lịch phục hồi…
Trở lại sau 2 năm vắng bóng vì đại dịch Covid-19, Hội chợ ITE HCMC 2022 với chủ đề "Cùng vững bước, cùng đi lên" chính thức khai mạc ngày 8/9. Đây là sự kiện du lịch quốc tế duy nhất tại Việt Nam có chương trình Người mua quốc tế, mang đến cơ hội để các doanh nghiệp du lịch quốc tế mở rộng thị trường, cũng như tìm kiếm các đối tác du lịch tại Việt Nam và khu vực hạ nguồn sông Mê Kông. Hội chợ ITE HCMC 2022 thu hút hơn 300 doanh nghiệp trên 45 tỉnh, thành và 150 người mua quốc tế từ 18 quốc gia và vùng lãnh thổ là các thị trường du lịch inbound trọng điểm và tiềm năng của du lịch Việt Nam. Hội chợ kỳ vọng mở ra hơn 6.000 cuộc hẹn thương mại B2B giữa người mua và các đơn vị triển lãm. |